Tìm kiếm tin tức
Liên kết website dạng danh sách
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Phổ biến, giáo dục pháp luật
TỔ CHỨC CUỘC HỌP, HỘI NGHỊ ĐỊNH KỲ CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ; PHÁT PHIẾU LẤY Ý KIẾN CỦA HỘ GIA ĐÌNH; BIỂU QUYẾT TRỰC TUYẾN TẠI THÔN, TỔ DÂN PHỐ ĐỂ NHÂN DÂN BÀN VÀ QUYẾT ĐỊNH; QUY TRÌNH BẦU, CHO THÔI LÀM TRƯỞNG THÔN,...

TÀI LIỆU GIỚI THIỆU PHÁP LỆNH TRÌNH TỰ, THỦ TỤC

XEM XÉT, QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP

XỬ LÝ HÀNH CHÍNH TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN

 

 
 

 

Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân được Ủy ban Thường vụ Quốc hội  khóa XV, phiên họp thứ 18 thông qua ngày 13/12/2022. Pháp lệnh có hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2023.

I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH PHÁP LỆNH

Ngày 20/01/2014, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII đã ban hành Pháp lệnh số 09/2014/UBTVQH13 về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân (sau đây gọi là Pháp lệnh số 09). Pháp lệnh số 09 có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong thực tiễn đời sống chính trị, pháp lý của đất nước, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, góp phần bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013 và thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người.

Sau hơn 08 năm triển khai thi hành, Pháp lệnh số 09 đã đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, là công cụ hữu hiệu để Tòa án xem xét, quyết định đưa người vi phạm pháp luật chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc được kịp thời, đúng đối tượng, đúng pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị đề nghị góp phần giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên, quá trình triển khai thi hành Pháp lệnh số 09, vẫn còn một số hạn chế và bất cập như[1]: (1) thời hạn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn ngắn gây khó khăn, áp lực trong thực tiễn giải quyết; (2) việc tham vấn ý kiến của các cơ quan chuyên môn khi cần làm rõ tình trạng sức khỏe, tâm lý, điều kiện sống, học tập và làm việc của người bị xử lý vi phạm còn thiếu cụ thể, chung chung; (3) thiếu quy định về chi phí, lệ phí trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính; (4) chưa quy định việc tổ chức phiên họp trực tuyến; cung cấp tài liệu bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án để phù hợp với thực tiễn; (5) thiếu các quy định đặc thù đối với người chưa thành niên về Thẩm phán được phân công phải là người đã được đào tạo hoặc có kinh nghiệm giải quyết các vụ việc liên quan đến người chưa thành niên; về nguyên tắc bảo đảm tiến hành nhanh chóng, kịp thời, thủ tục thân thiện, phù hợp với tâm lý, giới, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người chưa thành niên; (6) không cho đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đối với trường hợp người bị đề nghị đang bị bệnh hiểm nghèo hoặc tạm đình chỉ đối với trường hợp người bị đề nghị ốm nặng là chưa phù hợp với thực tiễn; (7) một số quy định về trình tự thủ tục xem xét, quyết định hoãn, miễn chấp hành, giảm thời hạn chấp hành thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại chưa phù hợp, thiếu rõ ràng…Những hạn chế, bất cập này đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh số 09 cho phù hợp với tình hình thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi hành Pháp lệnh.

Ngoài ra, ngày 13/11/2020, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, trong đó sửa đổi bổ sung nhiều quy định có liên quan đến áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Đặc biệt, việc cho phép áp dụng biện pháp thay thế xử lý hành chính giáo dục dựa vào cộng đồng đối với người chưa thành niên bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng[2].

Bên cạnh đó, ngày 24/3/2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV đã thông qua Pháp lệnh số 01/2022/UBTVQH15 về trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (sau đây gọi là Pháp lệnh số 01), có tính tương đồng với Pháp lệnh số 09. Trong khi đó, Pháp lệnh số 01 có nhiều quy định mới, tiến bộ mà Pháp lệnh số 09 hiện hành chưa có[3]

Như vậy, có thể nói Pháp lệnh số 09 không còn phù hợp, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn hiện nay, của Luật Xử lý vi phạm hành chính và thiếu đồng bộ với Pháp lệnh số 01 nên cần thiết phải được nghiên cứu, sửa đổi.



[1] Xem thêm Báo cáo số 83/BC-TANDTC ngày 02/11/2022 tổng kết thực tiễn thi hành Pháp lệnh số 09/2014/UBTVQH13.

[2] Các Điều 6, 17, 92, 94, 96, 100, 102, 104, 107 và Điều 140a của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

[3] Thủ tục thân thiện đối với người chưa thành niên; quy định về chi phí, lệ phí trong xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính; phiên họp trực tuyến;…

 

I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH PHÁP LỆNH

Ngày 20/01/2014, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII đã ban hành Pháp lệnh số 09/2014/UBTVQH13 về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân (sau đây gọi là Pháp lệnh số 09). Pháp lệnh số 09 có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong thực tiễn đời sống chính trị, pháp lý của đất nước, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, góp phần bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013 và thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người.

Sau hơn 08 năm triển khai thi hành, Pháp lệnh số 09 đã đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, là công cụ hữu hiệu để Tòa án xem xét, quyết định đưa người vi phạm pháp luật chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc được kịp thời, đúng đối tượng, đúng pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị đề nghị góp phần giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên, quá trình triển khai thi hành Pháp lệnh số 09, vẫn còn một số hạn chế và bất cập như[1]: (1) thời hạn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn ngắn gây khó khăn, áp lực trong thực tiễn giải quyết; (2) việc tham vấn ý kiến của các cơ quan chuyên môn khi cần làm rõ tình trạng sức khỏe, tâm lý, điều kiện sống, học tập và làm việc của người bị xử lý vi phạm còn thiếu cụ thể, chung chung; (3) thiếu quy định về chi phí, lệ phí trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính; (4) chưa quy định việc tổ chức phiên họp trực tuyến; cung cấp tài liệu bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án để phù hợp với thực tiễn; (5) thiếu các quy định đặc thù đối với người chưa thành niên về Thẩm phán được phân công phải là người đã được đào tạo hoặc có kinh nghiệm giải quyết các vụ việc liên quan đến người chưa thành niên; về nguyên tắc bảo đảm tiến hành nhanh chóng, kịp thời, thủ tục thân thiện, phù hợp với tâm lý, giới, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người chưa thành niên; (6) không cho đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đối với trường hợp người bị đề nghị đang bị bệnh hiểm nghèo hoặc tạm đình chỉ đối với trường hợp người bị đề nghị ốm nặng là chưa phù hợp với thực tiễn; (7) một số quy định về trình tự thủ tục xem xét, quyết định hoãn, miễn chấp hành, giảm thời hạn chấp hành thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại chưa phù hợp, thiếu rõ ràng…Những hạn chế, bất cập này đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh số 09 cho phù hợp với tình hình thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi hành Pháp lệnh.

Ngoài ra, ngày 13/11/2020, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, trong đó sửa đổi bổ sung nhiều quy định có liên quan đến áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Đặc biệt, việc cho phép áp dụng biện pháp thay thế xử lý hành chính giáo dục dựa vào cộng đồng đối với người chưa thành niên bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng[2].

Bên cạnh đó, ngày 24/3/2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV đã thông qua Pháp lệnh số 01/2022/UBTVQH15 về trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (sau đây gọi là Pháp lệnh số 01), có tính tương đồng với Pháp lệnh số 09. Trong khi đó, Pháp lệnh số 01 có nhiều quy định mới, tiến bộ mà Pháp lệnh số 09 hiện hành chưa có[3]

Như vậy, có thể nói Pháp lệnh số 09 không còn phù hợp, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn hiện nay, của Luật Xử lý vi phạm hành chính và thiếu đồng bộ với Pháp lệnh số 01 nên cần thiết phải được nghiên cứu, sửa đổi



[1] Xem thêm Báo cáo số 83/BC-TANDTC ngày 02/11/2022 tổng kết thực tiễn thi hành Pháp lệnh số 09/2014/UBTVQH13.

[2] Các Điều 6, 17, 92, 94, 96, 100, 102, 104, 107 và Điều 140a của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

[3] Thủ tục thân thiện đối với người chưa thành niên; quy định về chi phí, lệ phí trong xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính; phiên họp trực tuyến;…

 

NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT THANH TRA NĂM 2022 1. Về trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong công tác thanh tra, kiểm tra Để nâng cao trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan nhà nước trong tổ chức và...
Ngày 15/11/2022, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Phòng, chống rửa tiền (Luật số 14/2022/QH15), có hiệu lực thi hành từ ngày 01/3/2023, Luật gồm những nội dung cơ bản như sau: I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT PHÒNG,...
TÀI LIỆU GIỚI THIỆU LUẬT KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH SỐ 15/2023/QH15     Luật Khám bệnh, chữa bệnh được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp bất thường lần thứ 2 thông qua ngày 09/01/2023. Luật có...

TÀI LIỆU GIỚI THIỆU, PHỔ BIẾN

LUẬT THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ

 

 

Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 4 ngày 10/11/2022. Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2023. Theo đó, Luật được ban hành với những nội dung cơ bản như sau:

I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT

Thể chế hóa chủ trương của Đảng tại Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18/02/1998 của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, các cơ quan có thẩm quyền đã ban hành nhiều văn bản quy định về thực hiện dân chủ ở cơ sở. Trước đây, nội dung quy định về thực hiện dân chủ ở cơ sở được điều chỉnh tại 4 văn bản: (i) Nghị quyết số 55/NQ-UBTVQH10 ngày 30/8/1998 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan; (ii) Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 về việc thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; (iii) Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; (iv) Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động. Các văn bản nêu trên đã quy định tương đối đầy đủ các nội dung, hình thức thực hiện dân chủ ở cơ sở, bảo đảm thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” (chưa có nội dung dân giám sát, dân thụ hưởng), phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước tại thời điểm ban hành, tạo lập cơ sở pháp lý cho việc thực hiện quyền làm chủ của Nhân dân và của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại cơ sở, tạo sự chuyển biến tích cực trong đời sống chính trị - xã hội ở nước ta. Cụ thể như sau:

 - Kết quả thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn đã góp phần xây dựng môi trường chính trị dân chủ, cởi mở, thực hiện tốt hơn quyền làm chủ của Nhân dân, củng cố niềm tin của Nhân dân vào Đảng, Nhà nước và chế độ, tạo động lực thúc đẩy việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng ở mỗi địa phương và trên phạm vi cả nước.

- Việc thực hiện dân chủ trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập đã làm chuyển biến về ý thức, đạo đức, phong cách, lề lối làm việc của cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt là người có chức vụ, quyền hạn theo hướng gần dân, trọng dân và có trách nhiệm với Nhân dân; vai trò của cán bộ, công chức, viên chức ngày càng được phát huy thông qua việc đóng góp ý kiến xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển của cơ quan và đơn vị.  

- Thông qua thực hiện dân chủ tại các loại hình doanh nghiệp đã bảo đảm quyền của người lao động được biết, được bàn, được kiểm tra, giám sát và được quyết định các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của người lao động, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cải thiện đời sống của người lao động, bảo đảm hài hòa lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động.

Bên cạnh những kết quả đạt được, thời gian qua sau khi đánh giá kết quả thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW, Đảng đã có nhiều chỉ đạo cụ thể liên quan đến phát huy quyền làm chủ của Nhân dân và yêu cầu hoàn thiện thể chế về dân chủ ở cơ sở[1]; Hiến pháp năm 2013 và các luật ban hành sau Hiến pháp năm 2013 có nhiều quy định mới liên quan đến quyền làm chủ và quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của Nhân dân. Đồng thời, thực tiễn thi hành pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở trong thời gian qua đã bộc lộ những bất cập, hạn chế như: (i) Nội dung, hình thức thực hiện dân chủ ở cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn; (ii) Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng thực hiện dân chủ ở cơ sở được quy định ở nhiều văn bản có giá trị pháp lý khác nhau, chưa đồng bộ, thống nhất, toàn diện; (iii) Trách nhiệm bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở thiếu cụ thể, thiếu chế tài xử lý; (iv) Vai trò tham gia và giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên đối với việc thực hiện quyền làm chủ của Nhân dân chưa rõ ràng; (v) Tính chủ động, sáng tạo của Nhân dân trong việc thực hiện dân chủ ở sơ sở chưa được ghi nhận và đề cao,...

Để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, thể chế hóa đầy đủ chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Đảng, cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật và khắc phục kịp thời những hạn chế, bất cập trong thực tiễn thực hiện dân chủ ở cơ sở nêu trên, ngày 10/11/2022, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.



[1] Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18/02/1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở”; Thông báo số 304-TB/TW ngày 22/6/2000 về kết luận của Bộ Chính trị tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW; Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 28/3/2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Thông báo kết luận số 159-TB/TW ngày 15/11/2004 và kết luận số 65-KL/TW ngày 04/3/2010 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện chỉ thị số 30-CT/TW

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 125.186
Truy cập hiện tại 189