Tìm kiếm tin tức
Liên kết website dạng danh sách
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Kế hoạch phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn xã Hương Toàn
Ngày cập nhật 12/10/2018

KẾ HOẠCH

Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn xã Hương Toàn

 

 
 

 

Nhiệm vụ công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứa nạn xã Hương Toàn:

 I. Mục đích, yêu cầu:

Trước hết phải chống tư tưởng chủ quan, các đơn vị HTX.NN, cơ sở trường học, trạm y tế và nhân dân trên địa bàn phải chủ động tổ chức thực hiện công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN), không trông chờ ỷ lại, thực hiện phương châm phòng là chính.

Trong tháng 6 năm 2018, các đơn vị phải củng cố xong tiểu ban PCTT-TKCN của đơn vị mình. Ở xã do đồng chí Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban; các trường học, trạm y tế, các HTX và các thôn giáp thì do hiệu trưởng, trạm trưởng, chủ nhiệm và các thôn trưởng làm trưởng tiểu ban. Ở xã có kế hoạch phân công cụ thể cho từng thành viên trong ban PCTT-TKCN, đồng thời lập lực lượng xung kích trực chiến để ứng cứu khi có tình huống xấu xãy ra. Các tiểu ban phải xây dựng phương án PCTT-TKCN của đơn vị mình, trong phương án phải triệt để thực hiện nguyên tắc 5 tại chổ: Chỉ huy tại chổ, lực lượng tại chổ, phương tiện tại chổ, hậu cần tại chổ và tự quản tại chổ. Đồng thời căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của cấp trên kết hợp tình hình thực tế của địa phương để xây dựng phương án có khả năng thực thi trong tình huống xấu xảy ra (lấy kinh nghiệm qua các đợt bão lụt trước đây, để hạn chế sự thiệt hại tính mạng, tài  sản của nhân dân và tập thể).

II. Một số điều chú ý:

  • Tổ chức đánh giá công tác PCTT-TKCN các năm qua, trên cơ sở đó cần rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm bổ sung hoàn chỉnh phương án PCTT-TKCN cho năm 2018.
  • Hết sức coi trọng các biện pháp: dự báo, cảnh báo thông tin tuyên truyền, chuẩn bị phương tiện thiết bị ứng cứu, chi viện, khắc phục hậu quả bão lụt; phải làm cho mọi gia đình hiểu rõ và tự lo liệu các điều kiện phòng chống thiên tai cho mình, trước hết là cất giữ an toàn: giống cây trồng, lương thực; chuẩn bị  các loại mì ăn liền, ghe xuồng, dây phao cứu sinh, dầu hoả, muối... sẳn sàng địa điểm sơ trú khi lụt bão xảy ra.
  • Thường xuyên theo dõi thông tin, cảnh báo trên đài phát thanh, truyền hình trong mùa mưa bão.
  • Khẩn trương thu hoạch khi lúa của vụ Hè Thu 2018 vừa chín tới, với phương châm: “Xanh nhà hơn già đồng” trước khi bão lụt xảy ra để tránh thiệt hại về năng suất và chất lượng.

 

III. Nhiệm vụ cụ thể:

1. Hai HTX.NN có kế hoạch tu sửa chằng chống, bảo vệ kho tàng, hàng hoá, vật tư trong mùa mưa bão, cần chuẩn bị một số nhu cầu cần thiết như: lương thực, mì ăn liền... cần có thường xuyên một số lượng gạo tối thiểu để khi cần phải đáp ứng được kịp thời, các công việc phải hoàn chỉnh trước mùa mưa bão.

2. Chỉ đạo các đơn vị thi công các công trình xây dựng trong năm hoàn thành trước mùa mưa lũ như: Bê tông đường giao thông nông thôn, xây dựng hệ thống thoát nước và các công trình xây dựng khác trên địa bàn.

3. Ban chỉ huy PCTT-TKCN của xã kết hợp các ban ngành, các thôn kiểm tra đôn đốc tiến độ thi công các công trình giao thông nông thôn, có kế hoạch di dời các hộ nằm trong khu vực thấp trũng, những vùng sạt lở nguy hiểm đến nơi an toàn trước khi có bão lũ. Giải toả nhanh chóng cây cối đổ ngã, thông tuyến nhanh nhất khi có bão lụt xảy ra.

Về phương tiện: Ở xã có 02 đò máy túc trực, do ông Nguyễn Sanh Quang ở Giáp Trung bảo quản. Trường hợp khẩn cấp, khi cần thiết thì UBND xã sẽ điều động một số phương tiện như ô tô (của ông Phước, ông Châu, ông Đủ) và của các chủ phương tiện khác trên địa bàn, để phục vụ công tác tập thể về phòng chống lụt bão; thường xuyên chuẩn bị một số áo phao, bè, dây, phao cứu sinh và một số dụng cụ khác tại kho UBND xã để phục vụ công tác phòng tránh bão lụt.

Về hậu cần: Chuẩn bị phương án dự trữ 3.000 kg gạo, 10.000 gói mì ăn liền, 60 lít nhiên liệu và một số nhu yếu phẩm khác nằm tại kho UBND xã để cứu trợ kịp thời nhân dân khi bão lụt xảy ra.

4. Các ngành quân sự - công an, có phương án bố trí tăng cường lực lượng về địa bàn các thôn trước, trong và sau khi bão lụt xảy ra. Tăng cường giữ gìn ANTT, Ban Chỉ huy quân sự xã phân công lực lượng cơ động gồm 22 đồng chí túc trực thường xuyên, tập trung tại Phòng trực xã đội để sẵn sàng ứng cứu khi có tình huống xấu xảy ra trong bão lụt.

5. Trạm y tế: có kế hoạch cụ thể, chuẩn bị cơ số thuốc phục vụ và cấp cứu cho nhân dân khi có tai nạn xảy ra trong bão, lụt; lập kế hoạch phòng chống dịch bệnh sau bão lụt và hướng dẫn vệ sinh môi trường, đảm bảo nước sạch phục vụ sinh hoạt. Tăng cường cơ sở vật chất và chuẩn bị về lĩnh vực y tế, giám sát kiểm tra vệ sinh dịch tể, dinh dưỡng, môi trường trong thiên tai. Tổ chức đội Y tế lưu động đến tận các thôn.

6. Đài truyền thanh xã kiểm tra tu sửa loa đài, đảm bảo thông tin liên lạc chính xác; kịp thời nhất là những thông tin về bão, lụt và các chỉ thị, thông báo của các cấp về công tác PCTT-TKCN.

7. Các trường học từ Mầm non đến Trung học cơ sở phải lập phương án PCTT-TKCN của trường mình, bố trí người trực khi có bão, lụt xảy ra; kịp thời làm công tác VSMT sau bão lũ.

8. Các BCH thôn trên địa bàn toàn xã có kế hoạch thành lập một tiểu ban PCTT-TKCN gồm: BCH thôn và lực lượng dân phòng do đồng chí trưởng các thôn làm trưởng tiểu ban. Thông báo, kiểm tra các hộ dân sống trong khu vực đơn vị mình quản lý, phải tu sửa nhà cửa, chằng chống để giảm nhẹ thiên tai khi có bão, lụt xảy ra. Thường xuyên kiểm tra những hộ neo đơn, khó khăn, để trợ giúp tránh thiếu đói trong bão, lụt; Mỗi đơn vị phải tu sửa, chuẩn bị ghe xuồng đáp ứng khi có lụt bão xảy ra, thường xuyên đảm bảo thông tin liên lạc và báo cáo tình hình kịp thời cho Ban PCTT-TKCN xã. Vệ sinh môi trường sạch sẽ, phòng ngừa các dịch bệnh xảy ra sau bão, lụt.

9. Phân công nhiệm vụ cụ thể các thành viên trong Ban phòng chống bão lụt và giảm nhẹ thiên tai và cán bộ xã cụ thể như sau:

- Đồng chí Hoàng Trọng Hiệu - Chủ tịch UBND xã, trưởng ban phụ trách chung, tổng chỉ huy lực lượng công an, quân sự đối ứng nhanh, điều động phương tiện để phục vụ công tác phòng tránh lụt  bão.

- Đồng chí Trần Kiêm Hải - Phó Chủ tịch UBND xã, phó ban thực hiện một số nhiệm vụ do trưởng ban ủy quyền, thay mặt trưởng ban khi trưởng ban đi vắng, đồng thời phụ trách chỉ đạo các HTX, các công trình xây dựng cơ bản, giao thông thủy lợi, di dời các hộ dân ở vùng thấp trũng, vùng sạt lỡ nguy hiểm, trực tổng hợp tình hình chung.

- Đồng chí Đặng Thị Hương - Phó Chủ tịch UBND xã, phó ban phụ trách chỉ đạo, kiểm tra các trường học cấp I, II, Mầm non, trạm y tế, các công trình thuộc lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục trên địa bàn xã, tổng hợp tình hình chung.

- Đồng chí Nguyễn Hương Trà - Trưởng công an xã, chỉ huy lực lượng công an viên túc trực để giữ gìn ANTT, ATXH trước và sau bão lụt, tổng hợp tình hình hàng ngày để báo cáo lên Ban Thường vụ đảng ủy, UBND xã và Ban CHPCTT-TKCN cấp trên.

- Đồng chí Phan Thanh Tuấn - Xã đội trưởng, chỉ huy lực lượng xung kích cơ động thường trực tại cơ quan UBND xã, phụ trách lĩnh vực cứu hộ, cứu nạn, thường xuyên tổng hợp tình hình để báo cáo lên Ban Thường vụ đảng ủy, UBND xã và Ban CHPCTT-TKCN cấp trên.

- Đồng chí Nguyễn Hồng Toàn - Công chức Văn phòng - Thống kê xã, thành viên phụ trách khối cơ quan, phối hợp các ban ngành UBND xã, bộ phận trực để lập và theo dõi, thống kê tình hình; lập phương án dự trữ, nhập, xuất hàng hóa cứu trợ.

- Đồng chí Trương Công Bình - Kế toán ngân sách xã, thành viên, phụ trách phối hợp với bộ phận trực và Văn phòng UBND xã để lập phương án dự trữ, nhập, xuất hàng hóa cứu trợ.

       - Đồng chí Lê Phước Lãm, Võ Thị Linh - Công chức ĐC-XD xã, thành viên phụ trách công tác giao thông thuỷ lợi, trồng trọt, hệ thống điện, nước sạch, trực tổng hợp tình hình chung.

         -. Đồng chí Trần Thị Thu Sương: Chủ tịch Hội Chử thập đỏ xã, phối hợp với Hội CTĐ cấp trên, thực hiện công tác cứu trợ, cứu nạn nếu có.

- Đồng chí Hồ Thị Như Quỳnh, Nguyễn Văn Tuyến có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ hệ thống loa phát thanh trên địa bàn, có kế hoạch tu sửa đảm bảo phục vụ và thông tin kịp thời các nội dung văn bản chỉ đạo của các cấp khi có tình huống xấu xảy ra.

           Các đồng chí có tên sau,  phụ trách địa bàn để nắm, tổng hợp tình hình trước trong và sau bão, lụt; đồng thời hướng dẫn công tác vệ sinh môi trường sau lụt bão, tại các địa bàn 12 thôn giáp cụ thể như sau:

- Đồng chí Cao Thị Minh Nhật - Chủ tịch UBMTTQVN - thôn DS.

- Đồng chí Hoàng Thị Thãnh - Chủ tịch Hội PN -  thôn Cổ Lão

- Đồng chí Hoàng Trọng Thịnh - Chủ tịch Hội CCB - thôn Liểu Cốc Hạ.

- Đồng chí Đặng Thị Ái Bình - Văn phòng thống kê - thôn Giáp Thượng.

- Đồng chí Nguyễn Thị Phương Đông - Tư pháp - HT xã - thôn Giáp Tây

- Đồng chí Dương Thị Thu Hương - Phó Chủ tịch Hội PN - TS.Trung.

- Đồng chí Võ Thị Linh - Địa chính xã - thôn Giáp Trung.

- Đồng chí Nguyễn Sanh Vinh - Phó Chủ tịch Hội CCB - thôn Giáp Đông.

- Đồng chí Trần Thị Kiêm Nhạn - Bí thư Xã Đoàn - thôn Giáp Kiền

- Đồng chí Phan Tiến Quốc - KTNS xã - thôn An thuận.

- Đồng chí Tống Quang Khánh - Chủ tịch hội Nông dân - thôn Vân Cù

- Đồng chí Trương Quốc Hùng - PCT UBMT xã - thôn Nam Thanh.

Các địa phương, đơn vị, cá nhân được phân công làm công tác PCTT-TKCN phải nêu cao vai trò trách nhiệm, phải chấp hành đầy đủ nhiệm vụ được phân công và BCH PCTT-TKCN xã yêu cầu trong tình huống ứng cứu khi có bão lụt.

Trên đây là kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2018, UBND xã yêu cầu các HTX.NN, trường học, trạm y tế, các ban ngành liên quan và BCH 12 thôn thành lập tiểu ban PCTT-TKCN và lập phương án cụ thể cho đơn vị mình để tổ chức thực hiện khi có thiên tai xảy ra.

Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 125.186
Truy cập hiện tại 38