Tìm kiếm tin tức
XÃ HƯƠNG TOÀN
Ngày cập nhật 03/12/2015

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ NHÂN LỰC

 

I. Đặc điểm tự nhiên

1. Vị trí địa lý:

Hương Toàn là xã nằm cách trung tâm thị xã Hương Trà khoảng 6km về phía Đông Bắc, cách trung tâm TP. Huế khoảng 5km về phía Tây Nam.

*Ranh giới hành chính xã Hương Toàn được xác định như sau:

        Phía Đông giáp xã Hương Toàn, TX Hương Trà và phường Hương Sơ, TP Huế;

        Phía Tây giáp phường Hương Xuân;

Phía Nam giáp phường Hương Chữ;

Phía Bắc giáp xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền.

2. Khí hậu:

Hương Toàn có đặc điểm  khí hậu chung với khí hậu của thị xã Hương Trà là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa  và chịu tác động của khí hậu biển nên tạo cho xã có một số đặc trưng khí hậu như sau:

 Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình: 25,4o C 

  Nhiệt độ cao nhất vào tháng 5,6,7,8 và thấp nhất vào các tháng 2 năm sau.

 Độ ẩm trung bình: 84,5% các tháng có độ ẩm cao là 9,10,11.

Bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình hàng năm: 1000mm. Lượng bốc hơi cao nhất là từ tháng 5 đến tháng 8 và thấp nhất vào tháng 2.

- Mùa nắng từ tháng 3 đến tháng 8 nhiệt độ trung bình các tháng mùa khô 30-320c có khi lên đến 390c. Đặc biệt có khi  lên đến 41,30c đồng thời chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam nên khô và nóng ảnh hưởng rất lớn gieo trồng và chăn nuôi.

- Mùa mưa :. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm: 2.600-2.800 mm, tập trung vào các tháng 9,10 và 11.

Số ngày mưa trung bình năm: 115 ngày

Gió bão: Hương Toàn chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính sau: Gió mùa Đông Bắc từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau với tốc độ gió trung bình 4 – 6 m/s và gió mùa Tây Nam ảnh hưởng từ tháng 4 đến tháng 8 với tốc độ gió trung bình từ 2 – 4 m/s. Bão thường xuất hiện vào tháng 8 hàng năm, cao điểm từ tháng 9- 10 hàng năm với tốc độ gió bình quân 30 – 40 m/s

Với  chịu sự tác động của khí hậu nhiệt đới gió mùa có lượng mưa lớn, nền nhiệt tương đối cao, lượng bốc hơi mạnh thì đây là lợi thế cho phát triển nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra do sự chênh lệch lớn về lượng mưa và quá trình phân bố dễ gây lũ lụt ngập úng gây khó khăn cho đời sống sinh hoạt cũng như sản xuất và  gây ra những thiệt hại đáng kể về kinh tế. 

3.Tài nguyên:

3.1. Đất đai:

   Tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 1220 ha. Địa hình của xã là một vùng đồng bằng với bề mặt tương đối bằng phẳng có giới hạn độ cao so với mặt nước biển  cao nhất không quá 2,2m, thấp nhất 0,2m, được cấu tạo bởi lớp trầm tích trẻ gồm chủ yếu là phù sa được bồi đắp, thành phần cơ giới thịt trung bình, tầng canh tác thường dày trên 20 cm rất thuận lợi cho cây trồng phát triển.

*Đất nông nghiệp: Diện tích 739,50 ha chiếm 60,61% diện tích đất tự nhiên.

Đất trồng lúa nước là 658,70 ha , chiếm 53,99 % diện tích đất tự nhiên.

Đất trồng cây hằng năm diện tích 66,91ha, chiếm 5,48 % diện tích đất tự nhiên, chủ  yếu nằm các vùng đất biền ven sông Bồ, từ thôn Dương Sơn đến thôn Vân Cù.

Đất trồng cây lâu năm (cây ăn quả, chủ yếu ở thôn Giáp Kiền) diện tích 6,08 ha, chiếm 0,50 % diện tích đất tự nhiên.

Diện tích nuôi trồng thủy sản diện tích 7,81 ha, chiếm 0.64% diện tích đất tự nhiên..

*Đất phi nông nghiệp: Diện tích 480,50 ha chiếm 39,39% diện tích đất tự nhiên. Trong đó:

Đất ở: 164,63 ha chiếm 14,31% diện tích đất tự nhiên;

Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: Diện tích có 5,81 ha, chiếm 0,48 % tổng diện tích đất tự nhiên.

Đất sản xuất vật liệu gốm sứ: diện tích là 0.06 ha.

Đất có mục đích công cộng: diện tích có 87,13ha, chiếm 7,14% tổng diện tích tự nhiên trong toàn xã. Trong đó:

   +Đất giao thông có diện tích 40,30ha chiếm 3,30% diện tích đất tự nhiên.

+Đất thủy lợi có diện tích 41,30ha chiếm 3,36% diện tích đất tự nhiên.

+Đất bưu chính viễn thông diện tích 0,02 ha

+Đất cơ sở văn hóa: diện tích 0,16 ha.

+Đất cơ sở y tế có diện tích 0,32 ha.

+Đất cơ sở giáo dục đào tạo có diện tích 4,46 ha

+Đất cơ sở thể dục thể thao có diện tích 0,60 ha

       -  Đất chợ có diện tích 0,22 ha

Đất tôn giáo, tín ngưỡng: 130,79 ha chiếm 10,72%

Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 64,20ha chiếm 5,26%.

 *Nhận xét và đánh giá về hiện trạng sử dụng đất:

  Hương Toàn có quỹ đất trồng lúa chiếm tỉ lệ lớn, đất màu và câu ăn quả nằm ven sông thuận tiện việc canh tác, đất dành cho nghĩa địa chiếm khá nhiều và manh mún. Đất chưa sử dụng hầu như không còn. Do đó chuyển đổi mục đích sử dụng chủ yếu lấy từ quỹ đất trồng lúa và trồng cây hàng năm. Đất dân cư phân bố tập trung và thuận lợi để quy hoạch phát triển. Nhìn chung hiện trạng sử dụng đất khá thuận lợi cho việc phát triển của xã trong tương lai

           3.2 Tài nguyên nước:

 Về nước mặt chủ yếu là nguồn nước ở Sông Bồ, chảy qua xã dài 9,5km, trữ lượng 22,8 triệu m3; hệ thống hói dài hơn 30km, trữ lượng 1,5 triệu m3; trong những năm gần đây, nhờ có đập Thảo Long nên lượng nước ngọt dùng sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt tương đối đầy đủ không còn thiếu nước ngọt như những năm hạn mặn trước đây.

 III. Nhân lực :

Dân số toàn xã năm 2013 là 2.891 hộ với 13.657  nhân khẩu, lao động trong độ tuổi:  6.774 người trong đó: lực lượng lao động dưới 35 tuổi là 3668 lao động

Nguồn lao động xã Hương Toàn khá dồi dào, phần lớn là lao động trẻ, lao động phổ thông, có sức khỏe tốt, lực lượng lao động của địa phương về cơ bản đã qua các lớp đào tạo phổ cập trung học và nghề. Đây là điều kiện thuận lợi cơ bản của địa phương trong công tác phát triển nâng cao nguồn nhân lực phục vụ cho công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, nhu cầu lao động trong nông nghiệp giảm dần.

IV. Thực trạng kinh tế:

4. 1 Kinh tế:

  Trong những năm qua nền kinh tế của xã có tốc độ tăng trưởng khá

        Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn toàn xã năm 2013 ước đạt 305 tỷ 916 triệu đồng.

        * Tổng giá trị về lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp – xây dựng đạt 125,923 tỷ đồng.  

 Nhìn chung các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp vẫn duy trì giữ vững tốc độ phát triển và ngày càng được mở rộng về quy mô như: Sản xuất bún tươi, nấu rượu gạo, mộc dân dụng, xây dựng,  nước đá ... Đến nay xã đã có 376  cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp - xây dựng hoạt động có hiệu quả  góp phần tăng thu nhập và giải quyết việc làm cho người dân trên địa phương.

* Tổng giá trị về lĩnh vực Dịch vụ thương mại đạt 66,764 tỷ đồng; số hộ kinh doang trên toàn xã là 726 hộ.

*Nông nghiệp:  Tổng giá trị về lĩnh vực nông  nghiệp đạt 112,525 tỷ đồng.

- Trồng trọt: thu nhập từ trồng trọt xã Hương Toàn với cây trồng chính và chủ lực vẫn là cây lúa, màu và cây ăn quả. Tuy quá trình sản xuất gặp không ít khó khăn do thời tiết và sâu bệnh, giá vật tư phân bón tăng cao…, nhưng trong quá trình sản xuất với sự cố gắng không ngừng của cán bộ và nhân dân xã, với quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa, màu sử dụng các giống mới, cải thiện hệ thống thủy lợi, dự báo phòng trừ sâu bệnh, vì vậy năng suất và sản lượng ngày càng tăng.

- Chăn nuôi: chủ yếu với hình thức chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình và gia trại.

Tổng đàn trâu bò: 289 con tăng 33 con so với năm 2012. Đàn lợn: 5735( lợn nái: 874 con, lợn thịt: 4861con) giảm 630 con so với năm 2012. Đàn gia cầm: 49.000 con, tăng 9.000 con so với năm 2012, tổng lồng cá 238 cái tăng 19 lồng so năm 2012. Ước sản phẩm trong chăn nuôi: 45.141 triệu đồng. Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp là 31,22%.

4.2. Thu nhập bình quân đầu người: Năm 2012 đạt 18,2 triệu đồng/ người/năm; Năm 2013 đạt 22,5 triệu đồng/ người/năm.

4.3. Tỷ lệ hộ nghèo: qua kết quả khảo sát, điều tra hộ nghèo của xã vào cuối năm 2013 đạt 5,59% (theo chuẩn mới)

V. Đánh giá tiềm năng của xã:

Nằm tiếp giáp với thành phố Huế, có đầu mối giao thông quan trọng ( TL8B, TL 19), có xu thế đô thị hóa, một số ngành nghề phát triển, dịch vụ phát triển, trên địa bàn có các làng nghề bún Vân cù, rượu Dương Sơn, cốm An Thuận, nón lá Hương Cần...; con sông Bồ đi qua hầu hết các thôn trong xã tạo cảnh quan ven sông để phát triển dịch vụ du lịch ; là xã đồng bằng có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp đặt biệc là cây lúa, rau màu, cây ăn quả đặc sản quýt Hương Cần và chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại thủy sản nước ngọt. hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỷ thuật tương đối ổn định và đầy đủ.

Nền kinh tế tiếp tục phát triển theo cơ cấu NN-TTCNXD- TMDV. Về NN tiếp tục duy trì và giữ vững diện tích, năng suất, sản lượng cây lương thực và cây ăn quả; đầu tư cơ sở vật chất, kỷ thuật để đẩy mạnh chăn nuôi; ngành TTCN -TMDV ngày càng được đầu tư máy móc, thiết bị  để nâng cao năng suất và chất lượng, hạ giá thàng sản xuất nâng cao thu nhập người dân; Kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá và cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo xu hướng tích cực, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Đảng bộ và nhân dân Hương Toàn không ngừng phấn đấu tháo gỡ khó khăn, nhanh chóng hoà nhập cơ chế mới đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

Đảng bộ và chính quyền xã luôn ưu tiên đầu tư cho sự nghiệp giáo dục cả 3 bậc học: THCS, Tiểu học, Mầm non, xã có 3 trường đạt chuẩn quốc gia. Sự nghiệp giáo dục đào tạo của xã có những chuyển biến rất đáng kể về qui mô trường lớp cũng như chất lượng dạy và học; Cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên được tăng cường, công tác phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở được giữ vững và nâng cao về chất lượng. Trạm y tế được đầu tư cơ sở khám chữa bệnh đảm bảo yêu cầu của nhân dân. Trong các năm đến tiếp tục duy trì, giữ vững đạt chuẩn quốc gia các trường học và trạm y tế; đầu tư xây dựng cơ sở hại tầng trường lớp để phấn đấu thêm 01 trường đạt chuẩn quốc gia. tiếp tục duy trì và giữ vững danh hiệu cơ quan văn hóa và làng văn hóa.

An ninh trật tự an toàn xã hội được giữ vững, quy chủ dân chủ được phát huy.

Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 125.186
Truy cập hiện tại 148