Tìm kiếm tin tức
Liên kết website dạng danh sách
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Nghề chằm Nón lá Hương Cần của xã Hương Toàn
Ngày cập nhật 11/10/2024

Từ rất lâu rồi, chiếc nón lá đã trở thành một sản phẩm đặc trưng của Việt Nam. Hình ảnh người phụ nữ mặc áo dài đội nón lá dần trở thành biểu tượng của Việt Nam. Ở Huế, hình ảnh này lại càng rõ nét. Nón lá Huế vì vậy cũng trở thành nét văn hóa đặc trưng vùng miền của Thừa Thiên Huế.

Xã Hương Toàn có nhiều ngành nghề nổi tiếng như bún tươi Vân Cù, cốm An Thuận, bánh gói Hương Cần…. và nghề chằm nón lá Hương Cần. Trước đây nghề chằm nón rất phổ biến, đây cũng là một trong những nghề chính của bà con nhân dân trên địa bàn xã, các mẹ các chị thức khuya, dậy sớm, tỉ mỉ các khâu để lảm ra chiếc nón để có tiền cho con nộp học; các con thì phụ mẹ cắt chỉ, bóc lá… giúp mẹ xoay nón thật nhanh để đến tết có tiền mẹ mua cho bộ áo quần mới. Tuy nhiên đến nay nghề chằm nón lá Hương Cần cũng dần mai một, do hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại mủ nón hiện đại đáp ứng nhu cầu của khách hàng về thẩm mỉ và kiểu cách, hơn nữa nghề chằm nón đòi hỏi công phu, thời gian để làm ra chiếc nón rất lâu mà lợi nhuận rất ít do đó một số chị em lại bỏ nghề chằm nón để tìm kiếm một công việc khác có thu nhập hơn.

Ngày sưa nón lá chỉ dùng để phục vụ nhu cầu sinh thường ngày của người nông dân, che nắng che mưa, nhưng hiện nay nhiều du khách đến Huế mua nón lá về để làm quà, để chụp ảnh lưu niệm, nhiều cơ sở dùng nón để trang trí… do đó số lượng đặt hàng nón với nhiều mẫu mã được tăng lên. Nắm bắt nhu cầu thị trường nên hiện nay một số chị em đã chằm nón trở lại.

Được sự quan tâm của chính quyền địa phương về việc triển khai thực hiện đề án 939 “Hổ trợ phụ nữ khởi nghiệp”, Hội LHPN xã đã tổ chức ra mắt tổ liên kết “Nón lá Hương Cần” gồm có 15 chị nhằm tập hợp chị em có tay nghề chằm nón duy trì phát triển ngành nghề chằm nón của xã Hương Toàn, bên cạnh đó giúp đỡ cho các thành viên có cơ hội để sinh hoạt giao lưu và chia sẽ kinh nghiệm

Các loại Nón Lá mà tổ liên kết nón lá Hương Cần sản xuất

Nón lá thường: Là loại nón có lịch sử lâu đời nhất, đơn giản, nhẹ nhàng. Nón chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của người dân. Nón lá thường có loại nón lá 3 lớp, 2 lớp tuỳ theo nhu cầu khách hàng đặt.

Nón Lá Bài Thơ: Là nét đặc trưng của nón lá Huế. Ngoài các công đoạn của một chiếc nón lá thường, nón lá bài thơ càng phải kì công hơn. Đó là kỹ thuật tạo hình, cắt chữ trên giấy màu đậm, rồi xếp chen giữa 2 lớp lá nón. Khi soi lên ánh sáng ta sẽ thấy một bức tranh trong chiếc nón, rất độc đáo. Hình ảnh trong chiếc nón thường là hình ảnh đặc trưng của Huế như cầu Trường Tiền, chùa Thiên Mụ. Nón bài thơ được các du khách mua làm quà lưu niệm, mang ý nghĩa đặc trưng riêng.

Nón lá Sen: Trước đây, nón Hương Cần chỉ có các loại nón bài thơ, nón lá thường, nhưng để đáp ứng nhu cầu khách hàng và hơn thế nữa, hiện nay rất nhiều người dân trồng sen nên tạo điều kiện có sẵn các nguyên vật liệu, qua đó các chị trong tổ liên kết đã kết nối với các đơn hàng “Nón lá Sen” để cung cấp thị trường nhiều kích cở và mãu mã với nón lá sen

Nón lá để trang trí, chụp ảnh: Hiện nay nón lá dùng để trang trí trong các sự kiện, các hoạt động văn nghệ… nên yêu cầu giá thành rẻ và đặt theo nhu cầu của khách (nón có bao nhiêu vành, kích thước khác nhau, dày hoặc mỏng…) do đó chị em nhận chằm thêm những mẫu mã để đáp ứng mọi nhu cầu của khách

Một chiếc nón được làm ra qua nhiều công đoạn. Các công đoạn được làm một cách tỉ mỉ, khéo léo như chọn khung, bắt vành, lợp lá, chằm nón… Công đoạn quan trọng nhất của nghề làm nón chính là chằm nón (khâu nón). Tay nghề của người thợ thường được đánh giá qua công đoạn chằm nón. Độ dày mỏng của lớp lá nón cũng như độ dày mỏng của mũi chằm (khâu) cũng tạo nên các loại nón lá khác nhau, có giá thành khác nhau.

Để giữ gìn, phát huy và tôn vinh vẻ đẹp của nón lá Huế nói chung và nón lá Hương Cần xã Hương Toàn nói riêng cần có sự quan tâm hổ trợ để khắc phục những khó khăn tồn tại đối với việc phát triển nghề chằm nón, đó là: Sản phẩm chưa có thương hiệu, thị trường còn hạn hẹp; quy mô thu hẹp, chưa áp dụng khoa học kỹ thuật vào nghề chằm nón do nón cũng khó bảo quản để lau bị xỉ màu, nhanh củ… Do đó cần có các hoạt động để phát triển nghề như hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ sinh kế đối với các hộ chăm nón; kết nối các cửa hàng ở các vùng miền tiêu thụ sản phẩm…Với mong muốn nghề làm nón truyền thống của xã Hương Toàn sẽ tiếp tục được gìn giữ và phát huy và giúp đỡ bà con có thêm công ăn việc làm, phát triển kinh tế.

 

Thanh Vân

Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 152.544
Truy cập hiện tại 438