|
|
Liên kết website dạng danh sách
Sở, Ban, Ngành UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
| | |
Những nội dung cơ bản của Luật Phòng, chống rửa tiền số 14/2022/QH15 Ngày cập nhật 20/06/2023
Ngày 15/11/2022, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Phòng, chống rửa tiền (Luật số 14/2022/QH15), có hiệu lực thi hành từ ngày 01/3/2023, Luật gồm những nội dung cơ bản như sau:
I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN (SỬA ĐỔI)
1. Cơ sở chính trị
Thực hiện các giải pháp được đưa ra tại Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng là nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng sát với thực tiễn của đất nước và phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Nhóm tội phạm về tham nhũng là nhóm tội phạm nguồn của tội rửa tiền được đánh giá có nguy cơ rửa tiền từ mức “trung bình cao” đến mức “cao”. Do vậy, hiệu quả công tác điều tra, truy tố và xét xử tội phạm về rửa tiền sẽ góp phần đáng kể tăng cường hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Việc hoàn thiện quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền là một trong những yếu tố then chốt để nâng cao hiệu quả điều tra, truy tố và xét xử tội phạm về rửa tiền.
Tại Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố giai đoạn 2021 - 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 941/QĐ-TTg ngày 05/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Đề án “Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố” ban hành kèm theo Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 07/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ đã giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất chỉnh sửa Luật Phòng, chống rửa tiền và các văn bản hướng dẫn phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Tập tin đính kèm: Phương Đông Các tin khác
|
|
|
|
| Thống kê truy cập Truy cập tổng 158.334 Truy cập hiện tại 1.112
|
|