Tìm kiếm tin tức
Liên kết website dạng danh sách
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
TÀI LIỆU GIỚI THIỆU PHÁP LỆNH TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XEM XÉT, QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN
Ngày cập nhật 17/08/2023

TÀI LIỆU GIỚI THIỆU PHÁP LỆNH TRÌNH TỰ, THỦ TỤC

XEM XÉT, QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP

XỬ LÝ HÀNH CHÍNH TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN

 

 
 

 

Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân được Ủy ban Thường vụ Quốc hội  khóa XV, phiên họp thứ 18 thông qua ngày 13/12/2022. Pháp lệnh có hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2023.

I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH PHÁP LỆNH

Ngày 20/01/2014, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII đã ban hành Pháp lệnh số 09/2014/UBTVQH13 về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân (sau đây gọi là Pháp lệnh số 09). Pháp lệnh số 09 có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong thực tiễn đời sống chính trị, pháp lý của đất nước, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, góp phần bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013 và thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người.

Sau hơn 08 năm triển khai thi hành, Pháp lệnh số 09 đã đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, là công cụ hữu hiệu để Tòa án xem xét, quyết định đưa người vi phạm pháp luật chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc được kịp thời, đúng đối tượng, đúng pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị đề nghị góp phần giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên, quá trình triển khai thi hành Pháp lệnh số 09, vẫn còn một số hạn chế và bất cập như[1]: (1) thời hạn xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn ngắn gây khó khăn, áp lực trong thực tiễn giải quyết; (2) việc tham vấn ý kiến của các cơ quan chuyên môn khi cần làm rõ tình trạng sức khỏe, tâm lý, điều kiện sống, học tập và làm việc của người bị xử lý vi phạm còn thiếu cụ thể, chung chung; (3) thiếu quy định về chi phí, lệ phí trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính; (4) chưa quy định việc tổ chức phiên họp trực tuyến; cung cấp tài liệu bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án để phù hợp với thực tiễn; (5) thiếu các quy định đặc thù đối với người chưa thành niên về Thẩm phán được phân công phải là người đã được đào tạo hoặc có kinh nghiệm giải quyết các vụ việc liên quan đến người chưa thành niên; về nguyên tắc bảo đảm tiến hành nhanh chóng, kịp thời, thủ tục thân thiện, phù hợp với tâm lý, giới, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người chưa thành niên; (6) không cho đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đối với trường hợp người bị đề nghị đang bị bệnh hiểm nghèo hoặc tạm đình chỉ đối với trường hợp người bị đề nghị ốm nặng là chưa phù hợp với thực tiễn; (7) một số quy định về trình tự thủ tục xem xét, quyết định hoãn, miễn chấp hành, giảm thời hạn chấp hành thời gian áp dụng biện pháp xử lý hành chính còn lại chưa phù hợp, thiếu rõ ràng…Những hạn chế, bất cập này đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh số 09 cho phù hợp với tình hình thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi hành Pháp lệnh.

Ngoài ra, ngày 13/11/2020, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, trong đó sửa đổi bổ sung nhiều quy định có liên quan đến áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Đặc biệt, việc cho phép áp dụng biện pháp thay thế xử lý hành chính giáo dục dựa vào cộng đồng đối với người chưa thành niên bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng[2].

Bên cạnh đó, ngày 24/3/2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV đã thông qua Pháp lệnh số 01/2022/UBTVQH15 về trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (sau đây gọi là Pháp lệnh số 01), có tính tương đồng với Pháp lệnh số 09. Trong khi đó, Pháp lệnh số 01 có nhiều quy định mới, tiến bộ mà Pháp lệnh số 09 hiện hành chưa có[3]

Như vậy, có thể nói Pháp lệnh số 09 không còn phù hợp, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn hiện nay, của Luật Xử lý vi phạm hành chính và thiếu đồng bộ với Pháp lệnh số 01 nên cần thiết phải được nghiên cứu, sửa đổi.



[1] Xem thêm Báo cáo số 83/BC-TANDTC ngày 02/11/2022 tổng kết thực tiễn thi hành Pháp lệnh số 09/2014/UBTVQH13.

[2] Các Điều 6, 17, 92, 94, 96, 100, 102, 104, 107 và Điều 140a của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

[3] Thủ tục thân thiện đối với người chưa thành niên; quy định về chi phí, lệ phí trong xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính; phiên họp trực tuyến;…

 

Tập tin đính kèm:
Phương Đông
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 158.334
Truy cập hiện tại 1.112