Tìm kiếm tin tức
Liên kết website dạng danh sách
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
HỘI LHPN XÃ TỔ CHỨC HỘI THI “CHẰM NÓN LÁ HUẾ” HOẠT ĐỘNG CHÀO MỪNG KỈ NIỆM 114 NĂM NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ VÀ 1984 NĂM NGÀY KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG
Ngày cập nhật 06/03/2024

    Nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới” gắn với thực hiện khâu đột phá “Phụ nữ Huế giữ gìn và lan toả giá trị truyền thống độc đáo, đặc trưng tiêu biểu về con người xứ Huế”. Hội LHPN xã tổ chức Hội thi “Chằm nón lá Huế” với 11 đội thi đến từ 11 chi hội trên địa bàn xã  nhằm quảng bá hình ảnh của một ngành nghề chằm nón lá được lưu truyền từ bao đời nay của xã Hương Toàn.

  Bên cạnh tà áo dài duyên dáng, nón lá cũng là một vật đặc trưng gắn liền với người phụ nữ Việt Nam mang đến cho những người phụ nữ vẻ đẹp dịu dàng và đằm thắm. Gắn bó với đời sống đã lâu, chiếc nón lá nay đã thành biểu tượng văn hóa đẹp, đáng tự hào của dân tộc ta.  

  Để làm nên một chiếc nón lá Huế hoàn chính và đẹp đẽ, người thợ phải trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau đòi hỏi sự tỉ mỉ, cần mẫn, khéo léo. Đầu tiên, họ phải chọn ra những chiếc lá đều nhau, có chất liệu và màu sắc tương đối giống nhau. Người thợ phải chế biến lá thật kĩ càng. Sau bước chọn lá, người thợ tiến hành chọn chất liệu làm khung nón. Sau khi làm khung xong, người ta tiến hành xoay nón. Người làm nón phải khéo léo xếp đều đặn lá và dùng kim khâu từng lá một, tiếp theo dùng kìm, chỉ để chằm nón, nức vành và buộc quai nón.

Nón thường dùng để đội đầu che nắng, che mưa, làm quạt khi nóng. Đôi khi có thể dùng để múc nước hoặc để đựng đồ. Ngày nay nón lá cũng được xem là một món quà tặng đặc biệt cho du khách khi đến tham quan đất nước Việt Nam, dùng làm trang trí….. Nhưng hơn hết nón lá còn thể hiện đặc trưng văn hóa nước ta. Chiếc nón lá gắn liền với đời sống tinh thần của nhân dân, với người phụ nữ Việt. Trải dài mọi miền đất nước, hình ảnh nón lá luôn hiện diện, đó chính là nét đẹp, nét duyên, là sự bình dị, mộc mạc của người phụ nữ Việt Nam. Nón lá đi liền với tà áo dài, tạo nên một vẻ đẹp rất bình dị và mộc mạc của người Việt Nam.

   Tuy nhiên nghề làm nón lá ở địa phương đang đứng trước những thách thức, đó là thu nhập thấp và không ổn định. Mức thu nhập của người thợ vì thế cũng quá thấp làm cho họ không thể chuyên tâm với nghề. Nguyên liệu làm nón cũng ngày càng khan hiếm. Bên cạnh đó, thị trường tiêu thụ không thuận lợi do sự phát triển ồ ạt của các loại mũ vải thời trang và mũ bảo hiểm - loại mũ đã được quy định bắt buộc đối với những người đi xe máy - đang làm cho nón lá mất đi chỗ đứng của nó. Do đó Hội LHPN xã tổ chức hội thi nhằm tuyên truyền vận động hội viên lưu truyền ngành nghề của địa phương, qua đó chị em hội viên, phụ nữ thể hiện tài năng, sự khéo léo, kỳ công của mình qua từng đường kim, mũi chỉ để hoàn thành một chiếc nón duyên dáng; vfa là cơ hội để giao lưu học hỏi và quảng bá ngành nghề của địa phương “Nón lá Hương Cần”

   Hội thi diễn ra thành công tốt đẹp với kết quả: Chi hội Giáp Trung đạt giải nhất; Chi hội Giáp Đông, Triều Sơn Trung đạt giải nhì; Chi hội Vân Cù – Nam Thanh, Liễu Cốc Hạ, An Thuận đạt giải ba; Chi hội Cổ Lão, Giáp Tây, Giáp Thượng, Dương Sơn, Giáp Kiền đạt giải khuyến khích. Xin chúc mừng các đội thi

 

Thanh Vân

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 145.542
Truy cập hiện tại 263