Tìm kiếm tin tức
Liên kết website dạng danh sách
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố

TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN VỀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
Ngày cập nhật 03/10/2019

Công tác phòng cháy và chữa cháy có vai trò, vị trí quan trọng trong đời sống xã hội. Thực hiện tốt công tác PCCC chính là bảo vệ tính mạng, tài sản và cuuoocj sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân. Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động phòng cháy và chữa cháy bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của Tổ chức và cá nhân, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Quốc hội khóa X đã thông qua Luật phòng cháy và chữa cháy, có hiệu lực thi hành từ ngày 4/10/2001.

TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN VỀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

 

Công tác phòng cháy và chữa cháy có vai trò, vị trí quan trọng trong đời sống xã hội. Thực hiện tốt công tác PCCC chính là bảo vệ tính mạng, tài sản và cuuoocj sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân. Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động phòng cháy và chữa cháy bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của Tổ chức và cá nhân, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Quốc hội khóa X đã thông qua Luật phòng cháy và chữa cháy, có hiệu lực thi hành từ ngày 4/10/2001.

Sau đây xin gửi đến quý vị một số quy định của Luật phòng cháy chữa cháy:

Tại Điều 5 Luật phòng cháy và chữa cháy quy định trách nhiệm về phòng cháy chữa cháy như sau:

1. Phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên, đủ sức khỏe có trách nhiệm tham gia vào đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở được lập ở nơi cư trú hoặc nơi làm việc khi có yêu cầu.

3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình là người chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động và thường xuyên kiểm tra phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi trách nhiệm của mình.

4. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và làm nhiệm vụ chữa cháy.

Tại Điều 10 Luật phòng cháy và chữa cháy quy định: Chính sách  đối với người tham gia chữa cháy như sau:

Người trực tiếp chữa cháy, người tham gia chữa cháy mà bị hy sinh, bị thương, bị tổn thương, bị tổn hại sức khỏe, bị tổn thất về tài sản thì được hưởng chế độ, chính sách  theo quy định của Pháp luật.

Tại Điều 13 Luật phòng cháy và chữa cháy quy định: Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng cháy và chữa cháy như sau:

1. Cố ý gây cháy, nổ làm tổn hại đến tính mạng, sức khoẻ con người; gây thiệt hại tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân; ảnh hưởng xấu đến môi trường, an ninh và trật tự an toàn xã hội.

2. Cản trở các hoạt động phòng cháy và chữa cháy; chống người thi hành nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy.

3. Lợi dụng hoạt động phòng cháy và chữa cháy để xâm hại đến tính mạng, sức khỏe con người; xâm hại tài sản của Nhà nước., cơ quan, tổ chức và cá nhân.

4. Nghiêm cấm các hành vi báo cháy giả.

5. Sản xuất, tàng trữ, vận chyển, bảo quản, sử dụng, mua bán trái phép chất nguy hiểm về cháy, nổ; vi phạm nghiệm trọng các quy định quản lý, sư dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt và các tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy đã được Nhà nước quy định.

6. Thi công những công trình có nguy hiểm về cháy, nổ mà chưa có thiết kế được duyệt về phòng cháy và chữa cháy; nghiệm thu và đưa vào sử dụng công trình có nguy hiểm về cháy và chữa cháy.

7. Làm hư hỏng, tự ý thay đổi, di chuyển phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy, biển báo, biển chỉ dẫn và lối thoát nạn.

Sự cố cháy, nổ xảy ra làm nhiều cơ sở và hộ gia đình bị thiệt hại lớn, cuộc sống, việc kinh doanh lâm vào cảnh khốn khổ, ngừng trệ sản xuất. Nguyên nhân sâu xa là do thiếu đề phòng, việc thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy chưa được quan tâm đúng mức.

Để mọi người có những hành động thiệt thực hưởng ứng ngày toàn dân phòng cháy chữa cháy (4/10), ngăn chặn tai nạn cháy, nổ có thể xảy ra, giảm thiểu đến mức thấp nhất số vụ cháy và thiệt hại về tính mạng tào sản cho mọi người, mọi gia đình và các cơ sở. Chúng tôi xin hướng dẫn các biện pháp để đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy như sau:

I.Tại nơi ở

1.Chủ hộ và các thành viên trong mỗi gia đình cần thực hiện các công việc:

Kiểm tra nơi để đồ dùng, hàng hóa và các vật liệu khác có khả năng cháy được, nơi để các loại hàng hóa và đồ dùng dễ cháy phải cách xa nơi đun nấu và các nguồn nhiệt khác.

2.Kiểm tra, khắc phục các hỏng hóc có nguy cơ dẫn đến chạm chập, ngắt mạch điện, các dây dẫn bị lão hóa, vỏ cách điện phải được thay thế, các mối nối trên dây dẫn điện phải được siết chặt.

3.Kiểm tra hệ thống bếp gas, thay mới các ống dẫn gas, dùng nước xà phòng để kiểm tra độ kín của bình, dây dẫn gas, nếu thấy có mùi gas hoặc phát hiện có rò rỉ gas, chúng ta phải xử lý như sau: Không bật bộ phận đánh lửa, không bật công tắc điện hay bất cứ dụng cụ thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt nào, mở cửa để gió tự nhiên vào cho thông thoáng khu vực nhà bếp, đồng thời kiểm tra vị trí bị rò rỉ, nếu vị trí rò rỉ bị rò rỉ, sau đó dùng dây cao su buộc chặt và chuyển bình gas ra vùng trống trải an toàn rồi xả hết khí gas trong bình, tuyệt đối bà con không tự sửa chữa vỏ bình.

4.Kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy tại nơi thờ cúng, phải giữ khoảng cách từ ngọn hương đến trần tối thiể là 0,5m. Hạn chế đến mức tối đa các loại vật liệu dễ cháy, hương, vàng mã trên khu vực thờ cngs, khi thắp hương đèn, đốt vàng mã phải có người trông coi.

5.Thực hiện việc bảo quản, sắp xếp đồ dùng trong gia đình ngăn nắp, đúng quy định, không lấn chiếm lối thoát nạn, không dự trữ xăng, dầu trong nhà ở khi không cần thiết. Trong trường hợp phải dự trữ thì phải có các biện pháp chống ngã, đổ và phải bảo quản cách xa các nguồn nhiệt gây cháy.

6.Dự kiến các tình huống thoát nạn khi có sự cố cháy, nổ xảy ra, trang bị các dụng cụ trữ nước như xô thùng, vừa phục vụ sinh hoạt hằng ngày vừa phục vụ chữa cháy khi cần thiết, các gia đình có điều kiện nên trang bị thêm các bình chữa cháy cầm tay để phục vụ chữa cháy khi có sự cố cháy nổ xảy ra.

II. Đối với nơi làm việc, nơi sản xuất kinh doanh

1.Trước khi tiến hành công việc phải thực hiện kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy tại nơi làm việc, nơi sản xuất kinh doanh cho chính mình đảm nhiệm, nếu phát hiện có dấu hiệu mất an toàn về phòng cháy và chữa cháy phải tìm mọi cách phù hợp để khắc phục.

2.Không lập bàn thờ để cúng và đun nấu trong khu vực sản xuất, văn phòng làm việc, không để vật tư, hàng hóa, phương tiện đi lại trên lối đi, lối thoát nạn.

3.Không tàn trữ các chất nguy hiểm cháy nổ như xăng, dầ, gas tại nơi làm việc và trong khu vực kinh doanh.

4.Để hàng hóa dễ cháy cách đường dây dẫn điện, chấn lưu đèn neong, bảng điện tối thiểu là 0,5m. Không dùng bàn là, bếp điện, bóng đèn sợi đốt để sấy khô hàng hóa, sử dụng quạt phải có lồng bảo hiểm.

Khi có cháy nổ xảy ra dù là nơi ở hay nơi làm việc phải nhanh chóng sử dụng các dụng cụ chữa cháy đã được trang bị để khống chế đám cháy, hô hoán cho mọi người xung quanh cùng biết và phải báo cáo ngay cho lực Lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy qua số điện thoại 114 để được hỗ trợ kịp thời.

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Luật phòng cháy, chữa cháy, mỗi người hãy tích cực tìm hiểu kiến thức pháp luật về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứ hộ, cần biết được tính chất nguy hiểm cháy, nổ tại nơi làm việc, nơi ở và các biện pháp phòng ngừa có hiệu quả nhất là việc quản lý và sử dụng an toàn nguồn lửa, nguồn nhiệt và các chất dễ cháy khác, biết cách xử lý kịp thời các tình huống khi có cháy nổ xảy ra.

Thường xuyên tự kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy, phát hiện và khắc phục ngay những sơ hở, thiếu sót về phòng cháy và chữa cháy tại cơ sở để hạn chế thấp nhất số vụ cháy và thiệt hại do cháy nổ gây ra, góp phần đảm bảo an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân.

Hồ Quỳnh
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 125.186
Truy cập hiện tại 313