Tìm kiếm tin tức
Liên kết website dạng danh sách
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố

AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
Ngày cập nhật 15/04/2024

I.                  KHÁI NIỆM

An toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yêu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra tai nạn, thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.

Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động.

Nói cách khác an toàn lao động chính là giải pháp để không xảy ra tai nạn trong quá trình lao động. Còn vệ sinh lao động là giải pháp để giúp người lao động không bị các bệnh liên quan đến ngành nghề đang làm.

An toàn vệ sinh lao động ( ATVSLĐ) là giải pháp hạn chế người lao động bị các thương tổn, sức khỏe gây ra bới các yếu tố nguy hiểm khi làm việc.

An toàn vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp: là các giải pháp phòng chống các yếu tố nguy hại, nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình sản xuất nông nghiệp.

II.               NHỮNG NGUYÊN NHÂN XẢY RA TAI NẠN LAO ĐỘNG TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Theo thống kê của Bộ LĐTB&XH cứ 100.000 lao động nông thôn thì có 799 người bị tai nạn về điện, 856 người bị tai nạn do sử dụng máy móc, 1.700 người bị ảnh hưởng sức khỏe do thuốc bảo vệ thực vật…những nguyên nhân khiến tai nạn lao động trong sản xuất nông nghiệp gia tăng :

- Do kiến thức của người nông dân về vấn đề an toàn vệ sinh lao động còn hạn chế ;

- Nhiều người dân không sử dụng bảo hộ lao động khi tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học trong quá trình lao động. Khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học không tuân thủ theo đúng nguyên tắc sử dụng, sử dụng những loại thuốc đã bị cấm có độ độc cao.

- Phần lớn máy móc, thiết bị nông nghiệp đưa vào sử dụng thiếu các bộ phận che chắn an toàn, trong khi nhiều người lao động  chưa hiểu rõ và chưa nắm được các nguyên tắc về an toàn trong sử dụng điện và máy móc nông nghiệp. Họ chủ yếu làm theo thói quen, theo sự mách bảo từ người này sang người khác và từ kinh nghiệm sử dụng của bản thân. Người dân mua thiết bị về tự học, tự làm mà không có người hướng dẫn bài bản.

- Vấn đề an toàn vệ sinh lao động trong sản xuất nông nghiệp cũng chưa được chính quyền địa phương và ngành chức năng quan tâm đúng mức; Chưa có hệ thống văn bản pháp luật quy định, hướng dẫn cụ thể việc thực hiện an toàn lao động cho nông dân cũng như chưa có quy định nhiệm vụ quyền hạn của các cấp chính quyền về công tác này. Công tác quản lý nhà nước về an toàn lao động trong nông nghiệp ở nhiều nơi bị buông lỏng. Việc thanh tra, kiểm tra an toàn lao động đối với nông nghiệp và nông dân còn bị bỏ ngõ.

- Công tác thông tin tuyên truyền, huấn luyện về vệ sinh an toàn lao động chưa được thực hiện kịp thời, thường xuyên.

III. NHỮNG LƯU Ý ĐẢM BẢO AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ( TRỒNG TRỌT)

Trong lĩnh vực trồng trọt, tai nạn lao động xảy ra chủ yếu do quá trình người dân vận hành máy móc nông nghiệp, không đeo bảo hộ trong quá trình lao động, sử dụng các hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách…Vì vậy để hạn chế tai nạn lao động, nguy cơ ô nhiễm do tiếp xúc với các hóa chất trong sản xuất trồng trọt người dân cần lưu ý :

a)    Đối với các máy móc và dụng cụ lao động trong nông nghiệp

- Cần chọn mua máy móc và các dụng cụ trong nông nghiệp ở những cơ sở uy tín, có chất lượng tốt, thường xuyên bảo dưỡng máy định kỳ. Che chắn cho những bộ phận chuyển động nguy hiểm của máy.

-Khi mua máy về cần đọc và nghiên cứu kỹ nguyên tắc vận hành và sử dụng máy trước khi đưa vào sử dụng lần đầu. Chỉ sử dụng và vận hành máy nông nghiệp khi đã được hướng dẫn sử dụng đầy đủ. Không cho trẻ em dưới 16 tuổi vận hành máy móc nông nghiệp. Trong quá trình sử dụng máy móc cần chú ý an toàn để tránh tai nạn.

- Các dụng cụ cầm tay như cuốc, xẻng, liềm…nên chọn mua những dụng cụ có kích thước, hình dạng, khối lượng phù hợp nhằm thuận tiện cho quá trình cầm nắm, sử dụng. Cán và tay cầm nên gắn chặt với dao hoặc lưỡi cuốc, lưỡi xẻng…để tránh rơi tuột trong quá trình sử dụng. Nên kiểm tra dụng cụ trước khi sử dụng. Khi sử dụng dụng cụ nên quan sát, giữ khoảng cách hợp lý để không gây vướng, thương tích hoặc ảnh hưởng những người xung quanh.

-Tay cầm dụng cụ đủ chặt sao cho phần diện tích của bàn tay, ngón tay tác động lên dụng cụ  lớn nhất để tránh mỏi các khớp ngón tay và bàn tay giúp thao tác được chính xác, tăng chất lượng công việc, tránh để dụng cụ gây tai nạn.

-Cố định và bao che an toàn các dây dẫn điện của máy. Đối với những máy dùng điện phải có dây nối đất, nối thân vỏ máy.

-Trong quá trình vận hành máy móc nếu chẳng may nguyên liệu bị mắc kẹt, phải tắt máy, chờ máy dừng hẳn mới được gỡ ra.

-Sau khi sử dụng máy móc, dụng cụ xong phải vệ sinh sạch sẽ, thu xếp dụng cụ, cất đúng nơi quy định.

B) Đối với bảo hộ lao động

-Mỗi hộ dân cần trang bị đầy đủ bảo hộ lao động như gang tay, mũ, kính, khẩu trang, ủng…

-Khi mặc bảo hộ lao động cần mặc đúng cách theo quy định.

-Sau khi sử dụng bảo hộ lao động cần vệ sinh sạch sẽ và cất vào nơi quy định.

C) Đối với thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học

– Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học cần tuân thủ theo đúng nguyên tắc sử dụng ( 04 đúng).

-Mua thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học ở những cơ sở uy tín, có bao bì và nhãn mác đầy đủ. Chỉ sử dụng những loại thuốc trong danh mục cho phép của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, không sử dụng những loại thuốc đã bị cấm.

- Cất giữ thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học và các dụng cụ phun xịt ở nơi riêng biệt và an toàn, để xa nơi để thực phẩm, nguồn nước, nơi ở, nơi sinh hoạt...Đối với những loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học nếu dùng chưa hết cần đóng gói kín, ghi nhãn ngày sử dụng và cất vào nơi an toàn riêng biệt. Đối với các chai thuốc bong nhãn hoặc mất nhãn thì tìm cách dán lại nhãn và ghi lại đầy đủ các thông tin trên nhãn.

- Không được để chung phương tiện bảo vệ cá nhân sử dụng khi phun thuốc với quần áo cá nhân thông thường.

- Không được vứt bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học bừa bãi, cần bo vào nơi quy định. Sau khi phun không được súc rửa bình ơphun xuống ao hồ, sông suối.

Không ăn uống và hút thuốc lá…trong quá trình phun thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học. cần tắm rửa bằng xà phòng và thay quần áo sau khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học.

Khi vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật, chỉ vận chuyển các sản phẩm mà bao gói còn nguyên vẹn, từ chối chuyên chở những sản phẩm mà bao gói đã bị rách, thủng hoặc hư hỏng. Không được để chung thuốc bảo vệ thực vật với các thực phẩm trong quá trình vận chuyển.

Thường xuyên phải kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sâu bệnh hại kịp thời. Tuyệt đối không được lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học để giảm nguy cơ nhiễm độc trong quá trình sử dụng, tạo tính kháng thuốc cho sâu bệnh và đặc biệt gây ô nhiễm môi trường.

Ngọc Mai
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 125.186
Truy cập hiện tại 101