Tìm kiếm tin tức
Liên kết website dạng danh sách
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT ĐIỆN ẢNH
Ngày cập nhật 08/03/2023

NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT ĐIỆN ẢNH

Ngày 15 tháng 6 năm 2022, tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV đã thông qua Luật Điện ảnh số 05/2022/QH15 (sau đây gọi là Luật Điện ảnh năm 2022), có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2023

1. Bố cục

Luật Điện ảnh năm 2022 gồm 8 chương, 50 điều cụ thể như sau:

- Chương I. Những quy định chung, gồm 09 điều (từ Điều 1 đến Điều 9).

- Chương II. Sản xuất phim, gồm 05 điều (từ Điều 10 đến Điều 14).

- Chương III. Phát hành phim, gồm 03 điều (từ Điều 15 đến Điều 17).

- Chương IV. Phổ biến phim, gồm 15 điều (từ Điều 18 đến Điều 32).

- Chương V. Lưu chiểu, lưu trữ phim, gồm 04 điều (từ Điều 33 đến Điều 36).

- Chương VI. Quảng bá, xúc tiến phát triển điện ảnh; Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh, gồm 10 điều, bao gồm 02 mục.  Mục 1 quy định về Quảng bá, xúc tiến phát triển điện ảnh gồm 05 điều (từ Điều 37 đến Điều 41), Mục 2 quy định về Quỹ hỗ trợ phát triển điện ảnh gồm 03 điều (từ Điều 42 đến Điều 44).

- Chương VII. Trách nhiệm quản lý nhà nước về điện ảnh, gồm 03 điều (từ Điều 45 đến Điều 47).

- Chương VIII. Điều khoản thi hành, gồm 03 điều (từ Điều 48 đến Điều 50).

2. Nội dung cơ bản

Luật Điện ảnh kế thừa có chỉnh lý, sửa đổi, bổ sung 32 điều, quy định mới 18 điều so với trước, cụ thể là:

Chương I. Những quy định chung (Từ Điều 1 đến Điều 9)

- Kế thừa các quy định về Phạm vi điều chỉnh (Điều 1) và Đối tượng áp dụng (Điều 2) của Luật Điện ảnh.

- Bỏ quy định về áp dụng pháp luật, bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu tác phẩm; khiếu nại, tố cáo do đã quy định tại Luật Điều ước quốc tế, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo.

- Sửa đổi 08 thuật ngữ[1] , bổ sung 07 thuật ngữ mới[2], lược bỏ 04 thuật ngữ[3] (Điều 3). Trong đó, việc sửa đổi, bổ sung khái niệm “Phim” đóng vai trò quan trọng, qua đó xác định rõ những loại sản phẩm nào trong lĩnh vực nghe nhìn được Luật Điện ảnh điều chỉnh.

- Bổ sung quy định về nguyên tắc của hoạt động điện ảnh (Điều 4).

- Kế thừa, bổ sung các chính sách của Nhà nước về phát triển điện ảnh, bổ sung chính sách về công nghiệp điện ảnh (Điều 5). Luật Điện ảnh năm 2022 quy định việc Nhà nước đầu tư và hỗ trợ vào một khoản (khoản 2 Điều 5) nhằm tạo sự linh hoạt trong chính sách của Nhà nước đối với hoạt động điện ảnh; thể hiện rõ hơn cơ chế, biện pháp của Nhà nước huy động mọi nguồn lực đầu tư, phát triển điện ảnh, công nghiệp điện ảnh; sắp xếp lại theo nhóm chính sách để bảo đảm tính logic, phù hợp với quy định của pháp luật về đầu tư, ngân sách Nhà nước đồng thời khuyến khích tăng cường, xã hội hóa hoạt động điện ảnh.

- Bổ sung nội dung về phát triển nguồn nhân lực điện ảnh (Điều 6).

- Bổ sung quy định về tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp về điện ảnh tham gia xây dựng và phát triển điện ảnh (Điều 7).

- Bổ sung quy định về hợp tác đầu tư nước ngoài trong hoạt động điện ảnh (Điều 8) để đảm bảo tính tương thích với Luật Đầu tư và cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết.

- Luật Điện ảnh kế thừa, bổ sung chi tiết hơn những nội dung bị cấm trong hoạt động điện ảnh, ngoài ra Luật còn bổ sung quy định về hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh nhằm tạo thuận lợi cho việc tuân thủ Luật, ngăn ngừa và có cơ sở xử lý các vi phạm (Điều 9).

Chương II. Sản xuất phim (Từ Điều 10 đến Điều 14)

- Sửa đổi và bổ sung các quyền và nghĩa vụ của cơ sở điện ảnh sản xuất phim (Điều 10) để phù hợp với Luật Doanh nghiệp năm 2020 và các luật có liên quan. Đáng chú ý là quy định nghĩa vụ của cơ sở điện ảnh sản xuất phim phải gửi văn bản cam kết không vi phạm quy định tại Điều 9 của Luật Điện ảnh tới Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong trường hợp hợp tác sản xuất phim với tổ chức, cá nhân nước ngoài, nhận tài trợ từ tổ chức, cá nhân nước ngoài để sản xuất phim.

- Sửa đổi và bổ sung quyền và nghĩa vụ của nhà sản xuất phim, biên kịch, đạo diễn, quay phim, diễn viên và thành viên khác trong đoàn làm phim (Điều 11).

- Bổ sung quy định về Hoạt động của trường quay (Điều 12).

- Sửa đổi, bổ sung quy định Hoạt động cung cấp dịch vụ dụng bối cảnh quay phim tại Việt Nam. Luật có sự thay đổi quan trọng khi quy định hồ sơ xin cấp phép chỉ yêu cầu kịch bản tóm tắt phim và kịch bản chi tiết nội dung quay tại Việt Nam thay vì kịch bản phim đầy đủ theo quy định tại Luật Điện ảnh năm 2006 (Điều 13).

- Sửa đổi quy định về sản xuất phim bằng nguồn ngân sách nhà nước được thực hiện dưới ba hình thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu, khác với Luật Điện ảnh năm 2006 chỉ quy định hình thức đấu thầu. Bên cạnh đó, Luật cũng mở rộng đối tượng chủ đầu tư sản xuất phim sử dụng ngân sách nhà nước là các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội

- nghề nghiệp ở trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Điều 14).



[1] Các từ ngữ: Điện ảnh; Phim; Hoạt động điện ảnh; Cơ sở điện ảnh; Sản xuất phim, Phát hành phim; Phổ biến phim; Chủ sở hữu phim.

[2] Các từ ngữ: Công nghiệp điện ảnh; Phân loại phim; Kịch bản phim; Phim Việt Nam; Cung cấp dịch vụ sản xuất phim; Trường quay; Địa điểm chiếu phim công cộng.

[3] Các từ ngữ: Tác phẩm điện ảnh; Kịch bản văn học; Kịch bản phân cảnh; Cơ sở dịch vụ sản xuất phim.

 

Tập tin đính kèm:
Phương Đông
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 125.186
Truy cập hiện tại 280