Tìm kiếm tin tức
Liên kết website dạng danh sách
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Một số biện pháp về chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại lúa, lạc cuối tháng 02 đến tháng 3 năm 2020
Ngày cập nhật 26/02/2020

Hiện nay nay cây lúa đang giai đoạn đẻ nhánh rộ đến đứng cái, cây lạc đang giai đoạn ra hoa- đâm tia. Thời tiết những ngày đầu tháng 02 nắng ấm thuận lợi cho việc chăm sóc bón phân, trung tuần tháng 2 do ảnh hưởng đợt không khí lạnh nên trời có mưa nhỏ, nhiệt độ hạ thấp 17- 240C, sáng sớm có sương mù tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn phát sinh phát triển và gây hại, sâu cuốn lá nhỏ đang giai đoạn tuổi 5- trưởng thành. Chuột gây hại mạnh trở lại giai đoạn lúa đẻ nhánh, chủ yếu trên các ruộng ven đê, cồn mồ. Trên cây lạc, bệnh héo rũ gây hại rải rác, sâu khoang và sâu xanh da láng gây hại cục bộ các ruộng xanh tốt.

Thời gian tới thời tiết còn diễn biến phức tạp, bệnh đạo ôn sẽ tiếp tục gây hại nếu bón phân không cân đối (bón nhiều phân đạm) và phòng trừ không kịp thời. Sâu cuốn lá nhỏ sẽ nở gây hại giai đoạn lúa đứng cái- làm đòng, chuột tiếp tục gây hại trên diện rộng. Trên cây lạc bệnh đốm lá, gỉ sắt, bệnh héo rũ, sâu ăn lá sẽ gây hại gia tăng.

Để chủ động trong công tác chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, hạn chế sử dụng thuốc BVTV, phòng trừ sâu bệnh hại lúa, lạc từ nay đến cuối tháng 3/2020 như sau:

Đối với cây lúa:

- Đối với diện tích gieo sạ muộn, gieo sạ lại cần tỉa dặm, phòng trừ cỏ dại, bón phân thúc kịp thời. Trên đại trà nên giữ nước trong ruộng để hạn chế lúa đẻ nhánh vô hiệu; theo dõi thời gian sinh trưởng để bón phân đón đòng

- Đối với bệnh đạo ôn, thường xuyên thăm đồng để phát hiện bệnh và phun phòng trừ sớm khi bệnh mới xuất hiện bằng các loại thuốc như Beam 75WP, Vibimzol 75WP, Bemsuper 500SC, Flash 75WP,... Đối với những ruộng đã nhiễm bệnh nặng và nguy cơ “cháy chòm” cần cắt bỏ lá bị bệnh đưa ra khỏi ruộng tiêu hủy sau đó phun trừ bằng thuốc Fuji-one 40EC, Fuamy 40EC,.... Chú ý phun kỹ, đủ lượng thuốc và nước, khi ruộng bị bệnh không được bón thêm phân (kể cả phân bón phun qua lá), không để ruộng khô nước. Sau khi phun 5- 7 ngày tiến hành kiểm tra thấy vết bệnh dừng phát triển mới tiến hành chăm sóc bón phân bình thường, trường hợp bệnh chưa dừng (còn vết bệnh mới) tiếp tục phun lại lần 2.

- Đối với chuột, tiếp tục triển khai các biện pháp diệt chuột như sử dụng các loại bẫy lồng, bẫy kẹp; đặt mồi bã quanh bờ ruộng, đê đập bằng thuốc hóa học như Racumin TP 0.75, Storm,... kết hợp vệ sinh cắt dọn cỏ bờ ruộng để hạn chế chuột làm tổ ven bờ. Nghiêm cấm việc sử dụng điện để đánh bắt chuột dưới mọi hình thức.

- Đối với sâu cuốn lá nhỏ, theo dõi thời gian, mật độ sâu nở và chỉ phun trừ những ruộng có mật độ sâu cao trên 50 con/m2 bằng các loại thuốc như Dylan 2EC, Virtako 300SC,... Các đối tượng khác như rầy lưng trắng, bệnh đốm nâu,... theo dõi để phòng trừ trên diện hẹp.

Đối với cây lạc:  

 - Chăm sóc bón phân thúc lần 2 kịp thời khi lứa hoa đầu tiên bắt đầu tàn, kết hợp bón vôi và vun gốc.

- Thường xuyên theo dõi và phát hiện sớm sâu bệnh để chủ động phòng trừ khi mật độ sâu cao hoặc khi bệnh mới xuất hiện:

+ Đối với nhóm bệnh héo rũ, phun trừ sớm khi bệnh mới xuất hiện một vài cây trên đồng ruộng bằng các loại thuốc như Vicuron 250SC, Mataxyl 25/500WP, Ridomil Gold 68WP, Vimonyl 72WP,… Chú ý những cây bị bệnh nhổ đưa ra khỏi ruộng tiêu hủy tránh lây lan; phun kỹ, đảm bảo ướt đẫm gốc lạc.

+ Đối với sâu xanh da láng, sâu khoang kiểm tra để phun trừ những ruộng có mật độ sâu cao, khi sâu tuổi 1- 3 bằng các loại thuốc như Voliam targo 063SC, Virtako 300SC, Dylan 2EC... Chú ý nên thay đổi thuốc sau các lần phun do sâu có tính kháng thuốc mạnh.

 

Ái Bình
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 142.356
Truy cập hiện tại 71