Tìm kiếm tin tức
Liên kết website dạng danh sách
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố

Kế hoạch phòng, chống dịch tả lợn châu Phi
Ngày cập nhật 24/05/2019

KẾ HOẠCH

Phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

Căn cứ Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 20/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai đồng bộ các giải pháp cấp bách khống chế bệnh DTLCP;

Căn cứ Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT qui định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn;

Căn cứ Quyết định số 4527/QĐ-BNN-TY ngày 15/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi;

Căn cứ Công điện số 02/CĐ-UBND ngày 21/5/2019 của UBND thị xã Hương Trà về việc thực hiện đồng bộ các giải pháp cấp bách phòng, chống bệnh dịch tả lợp châu Phi trên địa bàn thị xã;

Ủy ban nhân dân xã ban hành Kế hoạch phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, cụ thể như sau:

I. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH

Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi-rút gây ra cho lợn ở mọi lứa tuổi. Bệnh không lây nhiễm và gây bệnh ở người. Tuy nhiên, bệnh  rất nguy hiểm trên đàn lợn gây tỷ lệ chết cao, có thể lên đến 100%. Vi-rút gây bệnh DTLCP có sức đề kháng cao trong môi trường, có thể tồn tại lâu ở ngoài môi trường, đường lây truyền rất phức tạp, khó kiểm soát, dịch còn diễn biến phức tạp, công tác phòng, chống dịch gặp rất nhiều khó khăn.

Hiện nay, chưa có vắc-xin và thuốc điều trị đặc hiệu bệnh DTLCP, vì vậy giải pháp phòng bệnh là chính, phát hiện và xử lý triệt để ổ dịch ngay từ khi ở phạm vi nhỏ và chưa lây lan.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:                          

Chủ động giám sát, phát hiện sớm, ngăn chặn, sẵn sàng ứng phó kịp thời và hiệu quả với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Tiếp tục theo dõi, giám sát tình hình dịch tại các ổ dịch và khu vực lân cận. Huy động các lực lượng để tổ chức tiêu hủy lợn bệnh, lợn chết kịp thời theo đúng quy trình. Tránh tình trạng để lâu, vứt xác lợn ra môi trường làm ô nhiễm lây lan dịch bệnh.

- Thực hiện tốt việc vệ sinh, sát trùng bằng hóa chất và vôi bột, nhất là tại các hộ chăn nuôi có lợn bệnh, khu vực xung quanh và trong quá trình xử lý ổ dịch.

- Tổ chức các chốt chặn tại vùng có dịch để kiểm tra, kiểm soát, tiêu độc khử trùng phương tiện ra vào, vận chuyển sản phẩm động vật để phòng ngừa, ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

- Tuyên truyền cho người chăn nuôi tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng chống nắng nóng, tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo đúng quy định. Khi có lợn ốm chết, báo cáo ngay cho chính quyền địa phương (thông qua TDP, thôn Trưởng hoặc Thú y). Tuyệt đối không vứt xác bừa bãi ra ngoài môi trường, làm lây lan dịch bệnh.

III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Các nội dung triển khai khi chưa có dịch trên địa bàn:

1. Chỉ đạo điều hành:

- Thực hiện nhiệm vụ theo chỉ đạo của các cấp; tổ chức tuyên truyền trên đài truyền thanh; thông tin dịch bệnh đến các khu dân cư.

- Tổ chức các hộ chăn nuôi, buôn bán, giết mổ ký cam kết thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật Thú y về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

- Thành lập các Tổ phòng, chống dịch tại các thôn để tuyên truyền, vận động các hộ dân và triển khai ngay các biện pháp phòng ngừa dịch.

2. Chuyên môn kỹ thuật:

2.1.Về kiểm soát vận chuyển:

- Nghiêm cấm mọi hình thức vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ lợn, sản phẩm của không rõ nguồn gốc; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

- Trường hợp nghi lợn, sản phẩm của cần thực hiện truy xuất nguồn gốc theo Luật an toàn thực phẩm và Thông tư số 74/2011/TT-BNN ngày 31/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm nông lâm sản không đảm bảo an toàn.

- Tiêu hủy đối với các loại lợn, sản phẩm của lợn nghi nhiểm bệnh, vận chuyển trái phép vào địa bàn.

2.2.Kiểm tra vệ sinh thú y:

-Tăng cường kiểm tra vệ sinh thúy tại các hộ, trang trại, kiểm soát giết mổ tại các cơ sở giết mổ, các chợ, các cơ sở buôn bán sản phẩm thịt lợn và các sản phẩm từ lợn;

2.3. Về quản lý chăn nuôi và an toàn sinh học:

- Rà soát, thống kê số lượng, quản lý các cơ sở chăn nuôi lớn và các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trên địa bàn; hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, đảm bảo an toàn dịch bệnh.

- Định kỳ tổ chức vệ sinh, khử trùng, tiêu độc tại các khu vực chăn nuôi, các chợ, điểm buôn bán, giết mổ lợn và các sản phẩm của lợn bằng vôi bột hoặc hóa chất; hằng ngày thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi buổi họp chợ, mỗi ca giết mổ lợn; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc đối với người, phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật chăn nuôi, vệ sinh phòng dịch.

2.4.Về chủ động giám sát và cảnh báo dịch bệnh:

- Hướng dẫn người chăn nuôi, thú y cơ sở tăng cường theo dõi, giám sát đàn lợn; nếu phát hiện lợn bệnh, nghi mắc bệnh DTLCP, lợn chết không rõ nguyên nhân hoặc lợn, sản phẩm của lợn không rõ nguồn gốc thì cần lấy mẫu (trước khi xử lý tiêu hủy theo quy định của pháp luật) để chẩn đoán, xét nghiệm bệnh; cần tập trung đối với đàn lợn tại thôn có mật độ chăn nuôi cao.

- Tổ chức giám sát ở các vùng có nguy cơ cao, mật độ chăn nuôi cao,....

2.5. Về tuyên truyền:

- Hằng ngày theo dõi diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và các địa phương đang có dịch để kịp thời cung cấp thông tin cho Đài truyền thanh xã, các Tổ phòng, chống dịch các thôn về công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi nói chung, bệnh DTLCP nói riêng; thông tin tuyên truyền trên Đài truyền thanh xã hàng ngày cho đến khi nguy cơ dịch bệnh giảm.Nội dung tuyên truyền cần nêu rõ sự nguy hiểm của bệnh, đường lây lan bệnh và các biện pháp chủ động ngăn chặn bệnh DTLCP xâm nhiễm vào địa bàn, nhưng tránh hiểu lầm và gây hoang mang trong xã hội.

- Phối hợp với các cơ quan chuyên ngành Thú y của thị xã nắm bắt kịp thời diễn biến tình hình dịch bệnh của các địa phương đang có dịch, hàng tuần có thông tin cho cơ sở biết để chủ động phòng, chống bệnh DTLCP.

3. Các nội dung chỉ đạo triển khai khi có dịch:

3.1. Chỉ đạo điều hành:

-  Tham mưu, báo cáo cho UBND thị xã thực hiện công bố dịch theo quy định của tại Khoản 2, 4, Điều 26 của Luật Thú y khi có đủ các điều kiện công bố dịch.

- Ban chỉ đạo phòng, chống bệnh DTLCP xã thực hiện chế độ họp hàng tuần, đột xuất để cập nhật thường xuyên diễn biến dịch bệnh và chỉ đạo tổ chức thực hiện kịp thời công tác phòng, chống dịch trên địa bàn.

- Tổ chức thực hiện quyết liệt các biện pháp xử lý ổ dịch trên địa bàn; thành lập các Chốt kiểm dịch tạm thời để ngăn chặn, kiểm soát việc giết mổ, vận chuyển lợn, các sản phẩm từ lợn ra vào vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp.

3.2. Chuyên môn kỹ thuật:

3.2.1. Về tiêu hủy lợn, sản phẩm lợn bị bệnh, nghi bị bệnh DTLCP:

- Không điều trị lợn bệnh, lợn nghi mắc bệnh DTLCP.

- Đối với các thôn lần đầu tiên phát hiện lợn bị bệnh DTLCP buộc phải tiêu hủy toàn đàn trong vòng 24 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm khẳng định dương tính với bệnh DTLCP. Việc tiêu hủy cũng được áp dụng đối với các đàn lợn liền kề với đàn lợn dương tính nhưng chưa được lấy mẫu xét nghiệm.

Tại vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp, trong vòng 48 giờ việc tiêu hủy được áp dụng với đàn lợn bị bệnh có triệu chứng lâm sàng của DTLCP mà không nhất thiết phải chờ có kết quả xét nghiệm nhằm ngăn chặn dịch bệnh phát tán, lây lan diện rộng.

- Hỗ trợ tài chính cho người chăn nuôi có lợn, sản phẩm của lợn buộc phải tiêu hủy theo quy định tại Nghị định 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

3.2.2. Về khoanh vùng ổ dịch:

- Vùng dịch là các thôn nơi có ổ dịch: Thực hiện việc tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc liên tục 01 lần/ngày trong vòng 1 tuần đầu tiên; 03 lần/tuần trong 2-3 tuần tiếp theo; đồng thời theo dõi lâm sàng và lấy mẫu xét nghiệm bất kỳ con lợn nào có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh để xác định vi-rút DTLCP.

- Vùng bị dịch uy hiếp: Trong phạm vi 03 km xung quanh ổ dịch, thực hiện việc tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc liên tục 01 lần/ngày trong vòng 1 tuần đầu tiên; 03 lần/tuần trong 2-3 tuần tiếp theo; đồng thời theo dõi lâm sàng và lấy mẫu xét nghiệm bất kỳ con lợn nào có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh để xác định vi-rút DTLCP.

3.2.3. Về dừng vận chuyển lợn và các sản phẩm lợn:

- Nghiêm cấm vận chuyển lợn và các sản phẩm lợn ra vào vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp. Cơ sở chăn nuôi trong vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp đã được cấp “Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật” đối với các bệnh khác, có thể được phép vận chuyển ra ngoài dưới sự giám sát của cơ quan có thẩm quyền của thị xã, xã sau khi đã lấy mẫu xét nghiệm âm tính với bệnh DTLCP.

- Không vận chuyển lợn con, lợn giống ra, vào vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp để nuôi tái đàn khi chưa có hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.

- Đối với lợn trưởng thành hoặc trong trường hợp chủ cơ sở nuôi lợn có nhu cầu giết mổ lợn thì được phép giết mổ lợn dưới sự giám sát của cán bộ thú y với điều kiện kết quả xét nghiệm âm tính với bệnh DTLCP. Thịt lợn và sản phẩm thịt lợn chỉ được phép tiêu thụ trong phạm vi vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp.

3.2.4. Về quản lý chăn nuôi, an toàn sinh học, tái đàn sau khi hết dịch:

- Tăng cường chỉ đạo chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt; xây dựng cơ sở và vùng an toàn dịch bệnh.

- Định kỳ tổ chức vệ sinh, khử trùng, tiêu độc tại các khu vực chăn nuôi, các chợ, điểm buôn bán, giết mổ lợn và các sản phẩm của lợn bằng vôi bột hoặc hóa chất; hằng ngày thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi buổi họp chợ, mỗi ca giết mổ lợn; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc đối với người, phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật chăn nuôi, vệ sinh phòng dịch.

- Thời điểm tái đàn sau dịch: 30 ngày kể từ khi tiêu hủy lợn hoặc sản phẩm lợn bị nhiễm bệnh và đã thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định. Các hộ, trang trại từng bước nuôi tái đàn với số lượng khoảng 10% tổng số lợn có thể nuôi tại cơ sở. Sau khi nuôi tái đàn được 30 ngày, thực hiện việc lấy mẫu xét nghiệm, nếu tất cả các mẫu xét nghiệm đều âm tính với bệnh DTLCP, khi đó mới nuôi tái đàn với số lượng tối đa theo qui mô chăn nuôi.

3.2.5. Về chủ động giám sát và cảnh báo dịch bệnh:

- Hướng dẫn người chăn nuôi, thú y viên tăng cường theo dõi, giám sát đàn lợn; nếu phát hiện lợn bệnh, nghi mắc bệnh DTLCP, lợn chết không rõ nguyên nhân hoặc lợn, sản phẩm của lợn không rõ nguồn gốc thì báo cơ quan thú y thị xã  lấy mẫu (trước khi xử lý tiêu hủy theo quy định của pháp luật) để chẩn đoán, xét nghiệm bệnh; cần tập trung đối với đàn lợn tại vùng bị dịch uy hiếp hoặc vùng đệm.

3.2.6. Về tuyên truyền:

Hằng ngày cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thongo tin điện tử xax để tuyên truyền rộng rãi đến người chăn nuôi và toàn người dân về diễn biến dịch bệnh trên địa bàn và các địa phương đang có dịch, các biện pháp phòng, chống bệnh DTLCP. Nội dung tuyên truyền cần nêu rõ các biện pháp khống chế bệnh DTLCP lây lan ra diện rộng.

III. DỰ KIẾN KINH PHÍ THỰC HIỆN VÀ CƠ CHẾ TÀI CHÍNH:        

1. Ngân sách xã: UBND xã chủ động bố trí kinh phí triển khai Kế hoạch phòng, chống bệnh DTLCP trên địa bàn, gồm: mua vật tư, hóa chất khử trùng;  tiêu hủy lợn mắc bệnh; lập các Chốt kiểm dịch;....

Trường hợp vượt khả năng ngân sách đề xuất, báo cáo UBND thị xã xem xét, hổ trợ.

2. Kinh phí của người dân: Người chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển, mổ lợn, sản phẩm của lợn có trách chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh; thường xuyên thực hiện vệ sinh khử trùng bằng vôi bột hoặc hóa chất đối với chuồng trại nuôi lợn, nơi buôn bán lợn, sản phẩm lợn, nơi giết mổ lợn và các dụng cụ, phương tiện vận chuyển lợn; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc đối với người, phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật chăn nuôi, vệ sinh phòng dịch.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm xã chủ trì phối hợp với các ngành, UBND thị xã tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch này, là cơ quan thường trực phòng, chống dịch bệnh, kiểm tra, đôn đốc triển khai các hoạt động phòng, chống bệnh DTLCP trên địa bàn xã;

a) Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bênh gia súc, gia cầm xã:

- Thành lập các Tổ phòng, chống bệnh để chỉ đạo, điều hành; ban hành các văn bản chỉ đạo cụ thể cho phù hợp với tình hình dịch bệnh và qui định của pháp luật; phân công nhiệm vụ cho các thành viên của Ban chỉ đạo trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện các biện pháp phòng dịch.

-Đề xuất thành lập các Đội kiểm soát lưu động (gồm các lực lượng: Công an, xã đội, Thú y, địa chính – NN- XD-MT xã…) để kiểm soát vận chuyển lợn và các sản phẩm của lợn tại các nút giao với đường liên xã, liên thôn.

- Đề xuất các cuộc họp triển khai các biện pháp chủ động ngăn chặn bệnh DTLCP với thành phần đại diện các nghành, UBND thị xã và các tổ chức chính trị xã hội khác.

- Tổ chức triển khai Tháng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc tại các khu vực chăn nuôi, các chợ, điểm buôn bán, giết mổ lợn và các sản phẩm của lợn bằng vôi bột hoặc hóa chất.

- Đề xuất các nguồn lực của địa phương nhanh chóng thực hiện các biện pháp bao vây, khống chế, dập tắt dịch bệnh, ngăn chặn dịch lây lan (trường hợp dịch bệnh xảy ra); kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc tổ chức phòng, chống dịch bệnh động vật tại các thôn.

- Đề nghị các cấp hỗ trợ về kỹ thuật, vật tư, kinh phí để tổ chức xử lý ổ dịch, ngăn ngừa dịch bệnh lây lan diện rộng theo quy định tại Nghị định 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ (khi có dịch bệnh xảy ra).

b) Ban Thú y xã:

- Tăng cường kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y tại các cơ sở chăn nuôi, giết mổ lợn; tuyên truyền áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, đặc biệt tại các cơ sở chăn nuôi nằm trong phạm vi vùng bị dịch uy hiếp, các vùng chăn nuôi trọng điểm.

- Tổ chức giám sát, lấy mẫu xét nghiệm xác định lưu hành bệnh DTLCP tại vùng bị dịch uy hiếp, các vùng có nguy cơ cao để kịp thời phát hiện và xử lý khi phát hiện bệnh.

c) Tổng hợp, báo cáo UBND thị xã kết quả phòng, chống dịch, kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch, khắc phục hậu quả do dịch bệnh gây ra và khôi phục chăn nuôi sau dịch bệnh động vật.

2. Ban Công an xã:

Chỉ đạo, phân công lực lượng phối hợp chặt chẽ với các thôn theo dõi, nắm bắt tình hình, lập danh sách các đối tượng có biểu hiện hoạt động, buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật để kịp thời bắt giữ, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Chỉ đạo, phân công lực lượng phối hợp với ban, ngành đoàn thể xã tổ chức kiểm soát phương tiện giao thông ra, vào vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp để thực hiện việc kiểm soát vận chuyển, tiêu thụ lợn, các sản phẩm từ lợn (trường hợp có dịch xảy ra).

3. Bộ phận Tài Chính: Cân đối, bố trí kinh phí phòng, chống dịch theo khả năng ngân sách; báo cáo UBDN thị xã xem xét, hổ trợ (nếu có).

4. Bộ phận VHXH và  Đài TH xã: Phối hợp tăng cường tuyên truyền phòng chống bệnh DTLCP trên các phương tiện thông tin đại chúng; đảm bảo thông tin chính xác, kịp thời để người dân hiểu rõ, tránh gây hoang mang xã hội; có chuyên mục riêng về phòng chống bệnh DTLCP.

          5. Các Tổ phòng, chống dịch và các thôn:

- Rà soát, dự phòng sẵn các phương án tiêu hủy, nơi chôn, sản phẩm lợn nếu phát hiện dương tính hoặc nghi nhiễm bệnh DTLCP, đặc biệt trong các trường hợp phải tiêu hủy số lượng lớn; Đề xuất hóa chất, dụng cụ và phương tiện vận chuyển từ nơi phát hiện lợn dương tính đến nơi tiêu hủy.

- Tổ chức rà soát, thống kê tổng đàn cụ thể theo số trại, số hộ chăn nuôi của từng thôn, để có số liệu ước tính chính xác kinh phí ứng phó, xử lý và kiểm soát kịp thời khi dịch bệnh xảy ra; đồng thời gửi về Văn phòng UBND xã để tổng hợp báo cáo UBND xã, thị xã;

- Tổ chức vận động, tuyên truyền cho nhân dân và triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh dịch như rãi vôi, phun hóa chất khử trung.

          6. Đề nghị Ủy ban MTTQ và các tổ chức đoàn thể xã: Phối hợp với các ban, ngành xã tổ chức tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân, hội viên, đoàn viên huy động lực lượng tích cực tham gia phòng, chống bệnh DTLCP; tăng cường giám sát, tố giác các hành vi giấu dịch, bán chạy, buôn bán vận chuyển, giết mổ lợn bệnh với cơ quan chức năng; tuyên truyền vận động người dân hiểu đúng về bệnh DTLCP là bệnh không lây sang người để người dân không tảy chay các sản phẩm từ thịt lợn.

Trên đây là Kế hoạch phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Yêu cầu bộ phận liên quan và các thôn tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện./.

                                                                                                                                                                                                                                                              NHT

Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 125.186
Truy cập hiện tại 37