Căn cứ Nghị định số 90/2017 ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong trong lĩnh vực thú y; Nghị định số 04/2020/NĐ-CP ngày 03/01/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06/5/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.
Hiện nay, trên địa bàn xã Hương Toàn xuất hiện tình trạng một số hộ gia đình để chó thả rông không đeo rọ mõn, không có người dắt, phóng uế bừa bãi nơi công cộng làm mất mỹ quan đô thị và ô nhiêm môi trường, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Để khắc phục triệt để tình trạng trên, UBND Xã Hương Toàn thông báo các yêu cầu đối chủ vật nuôi (chó, mèo…), biện pháp và quy trình xử lý chó thả rông, cụ thể như sau:
-
Đối với chủ nuôi chó, mèo… (gọi chung là chủ vật nuôi)
- Phải đăng ký việc nuôi chó với Ủy ban nhân dân cấp xã tại các thôn, nơi đông dân cư.
- Xích, nhốt hoặc giữ chó trong khuôn viên gia đình; bảo đảm vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng xấu tới người xung quanh. Khi đưa chó ra nơi công cộng phải bảo đảm an toàn cho người xung quanh bằng cách đeo rọ mõm cho chó hoặc xích giữ chó và có người dắt.
- Nuôi chó tập trung phải bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, không gây ồn ào, ảnh hưởng xấu tới những người xung quanh.
- Chấp hành tiêm vắc-xin phòng bệnh Dại cho chó, mèo theo quy định.
- Chịu mọi chi phí trong trường hợp có chó thả rông bị bắt giữ, kể cả chi phí cho việc nuôi dưỡng và tiêu hủy chó. Trường hợp chó, mèo cắn, cào người thì chủ vật nuôi phải bồi thường vật chất cho người bị hại theo quy định của pháp luật.
2. Áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính
- Theo Khoản b, Mục 2, Điều 7, Nghị định 90/2017 và Khoản 3, Điều 2, Nghị định số 04/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06/5/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y xử phạt đối với hộ gia đình, cá nhân không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng sẽ bị xử lý phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
- Theo Điểm đ, Khoản 2.1, Điều 2, Phụ lục 15, Thông tư số 07/2016/TTBNN&PTNT ngày 31/5/2016: Nếu trong quá trình bắt giữ chó, chủ vật nuôi đến nhận thì phải nộp phạt và chịu mọi chi phí trong trường hợp có chó thả rông bị bắt giữ,chi phí cho việc nuôi dưỡng và tiêu hủy chó, kể cả trong trường hợp chó bị
chết. Trường hợp chó cắn người thì chủ vật nuôi phải bồi thường vật chất cho người
bị hại theo quy định của pháp luật
- Theo Điểm c, Khoản 2.2, Điều 2, Phục lục 15, Thông tư số 07/2016/TTBNN&PTNT ngày 31/5/20216 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thông quy định việc bắt giữ chó thả rông ở nơi công cộng thuộc địa bàn quản lý, thời gian lưu giữ để xử phạt hành chính là 48 giờ; sau 48 giờ không có chủ vật nuôi đến nhận thì tổ chức tiêu hủy
3. Quy trình bắt chó thả rông
- UBND Xã Hương Toàn thành lập Tổ kiểm tra, xử lý và tiêu hủy chó thả rông.
- Tổ kiểm tra và xử lý phối hợp với các đồng chí Tổ trưởng tổ dân phố thực hiện kiểm tra tại các tuyến đường, nếu thấy chó thả rông, dùng điện thoại ghi hình để xác định chủ vật nuôi lập biên bản xử lý vi phạm.
- Tổ chức bắt, giữ chó thả rông không có chủ để tạm giữ tại UBND xã Hương Toàn sau 48 giờ không có chủ vật nuôi đến nhận thì tổ chức tiêu hủy theo quy định của pháp luật.
- Nếu hộ chăn nuôi nào không chấp hành tiêm phòng vắc xin bắt buộc để dịch bệnh xảy ra phải chịu trách nhiệm xử phạt theo pháp lệnh Thú Y và không được hỗ trợ.
Trên đây là thông báo của UBND Xã Hương Toàn đề nghị 11 Thôn giáp, Ban Chăn Nuôi Thú Y xã, hộ chăn nuôi gia súc, trên địa bàn xã nghiêm túc triển khai thực hiện.